Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống


Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống

GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng - Kết nối tri thức

Khám phá trang 21 GDCD 9: Em hãy nêu ý nghĩa của công bằng, tác hại của sự thiếu công bằng trong cuộc sống

Thông tin. Công bằng vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội Việt Nam. Công bằng được hiểu là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con người trước pháp luật. Cốt lõi của công bằng là công bằng về cơ hội phát triển, nghĩa là tạo cơ hội như nhau cho mọi người, có tính đến yếu tố khác biệt, người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có cơ hội như người mạnh hơn. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số, người di cư hoà nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát triển”.

(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 264)

Trường hợp 1. H sinh ra và lớn lên ở một vùng cao hẻo lánh. Học hết Tiểu học, H định nghỉ học vì điểm trường Trung học cơ sở cách rất xa nhà em. Nếu muốn đi học, H phải dậy từ 4 giờ sáng để kịp vào học lúc 7 giờ. Nhưng may mắn, H trúng tuyển vào học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, H đã thực hiện được mong muốn tiếp tục học tập của mình.

Trường hợp 2. Phòng khám Bệnh viện D thường rất đông nên cô C phải đi sớm xếp hàng chờ đến lượt được khám bệnh, trong khi anh Y là người cùng phố với cô vừa đến nơi đã được mời vào khám trước do có người quen là nhân viên làm việc ở đây.

Trả lời:

- Ý nghĩa của công bằng:

+ Công bằng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi cá nhân, giúp con người có cơ hội phát triển bình đẳng với nhau, giúp họ cảm thấy được tôn trọng, tự tin hơn trong cuộc sống.

+ Công bằng cũng góp phần xây dựng xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.

- Thiếu công bằng sẽ dẫn tới bất công, bất bình đẳng, mâu thuẫn, xung đột trong các mối quan hệ.

Lời giải GDCD 9 Bài 4: Khách quan và công bằng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: