Em hãy tìm hiểu và báo cáo trước lớp về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương


Em hãy tìm hiểu và báo cáo trước lớp về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương của quê hương em hoặc ở nơi em đang sinh sống.

Giải Giáo dục quốc phòng 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương - Cánh diều

Vận dụng 1 trang 46 GDQP 12: Em hãy tìm hiểu và báo cáo trước lớp về truyền thống của lực lượng vũ trang địa phương của quê hương em hoặc ở nơi em đang sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: : Lực lượng vũ trang Phú Thọ phát huy truyền thống “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”

          - Trước Cách mạng tháng 8/1945, thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng các căn cứ địa cách mạng, giữa năm 1945, Chiến khu Vần Hiền Lương và các căn cứ du kích Vạn Thắng (Cẩm Khê), Phục Cổ (Yên Lập) lần lượt ra đời, cùng nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giành chính quyền. Đây cũng là những lực lượng nòng cốt cho cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời cũng là các đơn vị tiền thân của LLVT tỉnh Phú Thọ.

          - Một trong những nhiệm vụ quan trọng và hết sức cấp bách, cần giải quyết ngay sau khi giành chính quyền trên địa bàn tỉnh là thống nhất các LLVT địa phương, xây dựng đơn vị chủ lực của tỉnh, để kịp thời trấn áp kẻ thù. Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Liên khu Giải phóng, ngày 26/8/1945, Ban cán sự lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh đã họp, bàn biện pháp thống nhất LLVT. Ngày 30/8/1945, các LLVT tỉnh đã được hợp nhất lại thành Chi đội Giải phóng quân, mang tên “Chi đội giải phóng quân Trần Quốc Toản”, đây là đơn vị chủ lực đầu tiên, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.

          - Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, LLVT tỉnh đã phối hợp có hiệu quả với bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu 614 trận lớn, nhỏ, tiêu diệt hơn 5.000 tên địch; thu, phá hủy nhiều vũ khí, trang bị quân sự của chúng, góp phần lập nên những chiến công oanh liệt như: Chiến thắng Sông Lô 1 (1947); Sông Lô 2 (1949); Tu Vũ (1951); Cầu 2 - Chân Mộng- Trạm Thản (1952), giải phóng quê hương khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

          - Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”, với quyết tâm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho Miền Nam ruột thịt, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, Phú Thọ trở thành một trong những hậu phương lớn của miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Quân và dân Phú Thọ vừa lao động sản xuất, vừa tham gia chiến đấu, đã xây dựng được 461 trận địa bắn máy bay, tham gia chiến đấu 728 trận, góp phần bắn rơi 120 máy bay của địch. Hàng vạn thanh niên quê hương Đất Tổ tình nguyện lên đường tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên khắp các chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần cùng cả nước đánh bại đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả.

          - Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ, LLVT tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Đất Tổ anh hùng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự, quốc phòng (QSQP), xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD), thế trận QPTD vững mạnh, xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, huyện, thị xã, thành phố ngày càng vững chắc. Chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng SSCĐ của lực LLVT tỉnh ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần quan trọng cùng nhân dân các dân tộc trong tỉnh giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

          - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, LLVT tỉnh Phú Thọ luôn nêu cao tinh thần chủ động, ý thức tự lực, tự cường, quyết chiến, quyết thắng, cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh anh dũng chiến đấu, giành được những thành tích đáng tự hào, viết nên truyền thống: “Trung thành - Anh dũng - Chiến thắng”; được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; 3 Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công thời kỳ đổi mới; Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương chiến công hạng Ba; Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì; 2 Huân chương bảo vệ Tổ Quốc hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Quân và dân Phú Thọ cùng 83 tập thể, 26 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; 1.235 Bà Mẹ được phong và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều tập thể được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 và tỉnh Phú Thọ...

Lời giải GDQP 12 Bài 5: Truyền thống và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của địa phương hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: