Vì sao cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác
Giải Hóa 10 Bài 1: Nhập môn Hóa học
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng 2 trang 8 Hóa học 10 trong Bài 1: Nhập môn Hóa học, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa học 10.
Vận dụng 2 trang 8 Hóa học 10: Vì sao cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan? Nêu một ví dụ.
Lời giải:
Môn hóa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm. Bên cạnh đó hóa học là cầu nối giữa các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược, môi trường và địa chất học. Vì thế để việc học tập hóa học đạt hiệu quả cao nhất, em cần liên hệ nội dung bài học hóa học với nội dung những môn học khác cũng như các thí nghiệm, quá trình thực tiễn có liên quan
Ví dụ 1: Liên hệ nội dung bài học về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng hóa học với sự phân hủy tinh bột trong nước bọt nhờ enzyme trong môn sinh học để giải thích vì sao chúng ta cần phải nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt?
Giải thích: Enzyme amylase và lipase có trong nước bọt là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình tiêu hóa tinh bột và chất béo. Khi nhai kĩ thức ăn được chia nhỏ hơn nhằm tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với các enzyme, khiến các phản ứng trong quá trình tiêu hóa chất béo và tinh bột xảy ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ví dụ 2: Vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống dựa vào tính chất hóa học của các chất:
Trước đây khí hydrogen được sử dụng để bơm vào các quả bóng bay, khinh khí cầu. Tuy nhiên, khí hydrogen dễ gây cháy nổ. Đặc biệt nó tạo một hỗn hợp nổ mạnh khi kết hợp với oxygen theo tỉ lệ thể tích H2 : O2 = 1 : 2
Đã có rất nhiều vụ nổ nguy hiểm gây ra bởi lý do này. Vì thế người ta sử dụng khí helium thay thế cho hydrogen. Khí helium trơ, rất khó cháy, nổ.