Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không?


Giải Hóa 10 Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Vận dụng trang 75 Hóa học 10 trong Bài 13: Phản ứng oxi hóa – khử, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa học 10.

Vận dụng trang 75 Hóa học 10: Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không? Đề xuất một vài biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại nêu trên.

Lời giải:

Sắt bị gỉ trong không khí ẩm là phản ứng oxi hóa khử. Các quá trình diễn ra như sau:

Fe nhường electron tạo thành cation Fe2+

Quá trình oxi hóa: Fe → Fe2+ + 2e

Oxi của không khí nhận electron:

Quá trình khử: 2H2O + O2 + 4e → 4OH-

Fe2+ tan vào dung dịch có hòa tan khí O2. Tại đây, Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa, dưới tác dụng của ion OH- tạo ra gỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O (oxit sắt(III) ngậm n phân tử nước).

4Fe + 3O2 + nH2O 2Fe2O3.nH2O

Sắt bị gỉ trong không khí ẩm. Đó có phải là phản ứng oxi hóa – khử không?

Một số biện pháp hạn chế sự tạo gỉ kim loại:

- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại,…

- Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn: Ví dụ như thép không gỉ (inox) để làm các vật dụng, máy móc …

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: