Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa
Giải Hóa 10 Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Mở đầu trang 94 Hóa học 10 trong Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng sách Chân trời sáng tạo, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Hóa học 10.
Mở đầu trang 94 Hóa học 10: Trong tự nhiên có những phản ứng xảy ra rất nhanh, như phản ứng nổ của pháo hoa, phản ứng cháy của que diêm, … nhưng cũng có những phản ứng xảy ra chậm hơn, như quá trình oxi hóa các kim loại sắt, đồng trong khí quyển, sự ăn mòn vỏ tàu biển làm bằng thép,… Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học cần dùng đại lượng nào? Cách tính ra sao?
Lời giải:
Để đánh giá mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học ta dùng đại lượng tốc độ phản ứng hóa học.
- Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
- Tốc độ phản ứng kí hiệu là v, có đơn vị: (đơn vị nồng độ)/ (đơn vị thời gian).
+ Xét phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → cC + dD
+ Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hóa học được biểu diễn bằng biểu thức:
+ Trong đó:
k là hằng số tốc độ phản ứng;
CA; CB là nồng độ (M) chất A, B tại thời điểm đang xét.
- Tốc độ trung bình của phản ứng là tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
(mo-dau-trang-94-hoa-hoc-10-1)
Trong đó:
: tốc độ trung bình của phản ứng
∆C = C2 – C1: sự biến thiên nồng độ
∆t = t2 – t1 : biến thiên thời gian
C1, C2 là nồng độ của một chất tại hai thời điểm tương ứng t1 và t2.