Nhận biết được một số vật dụng trong gia đình được làm bằng vật liệu polymer như chất dẻo
Giải Hóa 12 Bài 13: Vật liệu polymer - Kết nối tri thức
Em có thể trang 64 Hóa học 12:
- Nhận biết được một số vật dụng trong gia đình được làm bằng vật liệu polymer như chất dẻo, vật liệu composite, tơ, cao su, keo dán,...
- Biết cách phân loại để tái chế rác thải nhựa theo tính chất của chúng.
- Biết được các tác hại của rác thải nhựa, từ đó có biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa.
Lời giải:
- Học sinh biết được một số vật dụng trong gia đình được làm bằng vật liệu polymer như:
+ Chai nhựa, ống nước, đồ chơi trẻ em, vỏ cáp điện, màng bọc thực phẩm, sàn nhựa … làm từ chất dẻo.
+ Vỏ tàu thuyền, vỏ ô tô, … có thể làm từ vật liệu composite.
+ Áo len, áo choàng, khăn len … làm từ tơ.
+ Nệm cao su, gang tay cao su, săm lốp xe … làm từ cao su.
+ …
- Học sinh biết cách phân loại để tái chế rác thải nhựa theo tính chất của chúng.
- Tác hại của rác thải nhựa: Các loại nhựa được tạo ra từ chất dẻo khi thải ra môi trường thì phải mất rất nhiều thời gian để phân huỷ (lên đến hàng trăm năm), do đó việc xử lí rác thải nhựa không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và động vật. Đốt nhựa tạo ra các khí độc hại và làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, làm chết vi sinh vật có lợi trong đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Nhựa thải ra sông, hồ, đại dương,... gây ô nhiễm nguồn nước, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Một số biện pháp có thể thực hiện được trong gia đình để giảm thiểu rác thải nhựa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường:
+ Hạn chế sử dụng các vật liệu nhựa dùng 1 lần, bao bì nhựa, túi nylon.
+ Phân loại rác thải nhựa để tái chế;
+ Tái sử dụng các đồ dùng nhựa đã dùng;
+ Mang theo túi (giỏ) đựng khi mua sắm…
Lời giải Hóa 12 Bài 13: Vật liệu polymer hay khác: