X

Giải Khoa học tự nhiên lớp 6 - Chân trời sáng tạo

Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy


Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Câu hỏi trang 49 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 - Chân trời sáng tạo:

5. Quan sát thí nghiệm (hình 10.3), nếu úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Lời giải:

Nếu úp ống thủy tinh vào ngọn nến đang cháy ngọn lửa của cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt vì khi nến cháy, lượng oxygen trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt.

6. Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích.

Lời giải:

Khi ngọn nến tắt, ta thấy mực nước trong ống thủy tinh dâng lên chiếm khoảng 1/5 (khoảng 20%) thể tích ống vì:

- Khi úp ống thủy tinh lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa sẽ làm nóng không khí trong ống thủy tinh lên, không khí nở ra, áp suất trong cốc tăng đẩy không khí tràn ra khỏi miệng cốc. Khi nến bắt đầu tắt dần, nhiệt độ không khí trong ống thủy tinh giảm xuống về bình thường, không khí co lại và chiếm ít không gian trong ống thủy tinh hơn. Cộng thêm sự thất thoát một lượng không khí lúc đầu nên áp suất trong ống thủy tinh giảm. Áp suất ngoài cốc cao hơn đẩy nước vào trong cốc chiếm chỗ làm nước dâng lên.

- Nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 ống là do thể tích oxygen trong không khí đã bị mất đi khi cháy

7. Từ kết quả thí nghiệm, xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đồ hình 10.2.

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Lời giải:

Nước dâng lên chiếm khoảng 1/5 ống vì đó chính là thể tích oxygen trong không khí đã bị mất đi khi cháy (gần tương đương với thể tích oxygen là 21% trong biểu đồ 10.2)

Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay khác: