X

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện


Khoa học tự nhiên 7 Bài tập Chủ đề 7

Câu hỏi 2 trang 86 KHTN lớp 7: Có dự đoán như sau: càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực.

Hãy đưa ra phương án và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán đó.

Trả lời:

Các em có thể tham khảo phương án thí nghiệm sau và các em có thể tự bố trí thí nghiệm.

Phương án thí nghiệm:

Treo 1 viên bi sắt trên một sợi dây mảnh, nhẹ. Đưa nam châm điện từ từ lại gần viên bi sắt, quan sát hiện tượng.

Dụng cụ thí nghiệm:

+ 1 viên bi sắt.

+ 1 nam châm điện (loại nhỏ trong phòng thí nghiệm).

+ 2 viên pin mới.

+ Dây dẫn.

+ Một sợi dây mảnh treo gắn với giá đỡ.

Tiến hành thí nghiệm:

+ Treo viên bi sắt vào sợi dây mảnh sau đó treo vào giá đỡ, để thăng bằng.

+ Ghép sát 2 viên pin lại với nhau (cực dương của viên này nối với cực âm của viên kia) để tạo thành bộ pin.

+ Nối dây dẫn với 2 đầu của bộ pin, 2 đầu dây còn lại nối với 2 đầu của nam châm điện. Khi đó xung quanh nam châm điện xuất hiện từ trường.

+ Đưa 1 đầu cực của nam châm điện lại gần viên bi sắt, quan sát độ lệch của sợi dây so với phương thẳng đứng thấy góc lệch lớn chứng tỏ nam châm điện hút viên bi sắt rất mạnh.

+ Đưa phần giữa của nam châm điện lại gần viên bi sắt, thấy góc lệch nhỏ chứng tỏ điểm chính giữa nam châm điện hút viên bi sắt khá yếu.

Kết luận:

Càng gần cực của nam châm điện thì lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh và mạnh nhất ở hai cực, ở điểm chính giữa của nam châm điện lực tác dụng rất yếu.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: