X

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Một chuông điện được đặt trong một bình thủy tinh kín (hình 9.9). Cho chuông điện kêu


Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Sự truyền âm

Tìm hiểu thêm trang 57 KHTN lớp 7:

Một chuông điện được đặt trong một bình thủy tinh kín (hình 9.9). Cho chuông điện kêu rồi dùng máy bơm hút dần không khí ra khỏi bình. Khi không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe càng nhỏ. Đến khi trong bình gần như hết không khí (gọi là chân không), gần như không nghe được tiếng chuông nữa.

Sau đó, nếu cho không khí vào bình, ta lại nghe được tiếng chuông.

Kết quả thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?

Một chuông điện được đặt trong một bình thủy tinh kín (hình 9.9). Cho chuông điện kêu

Trả lời:

- Khi hút dần không khí trong bình kín thì số lượng phân tử, nguyên tử cấu tạo nên chất khí giảm dần, số lượng va chạm giữa chúng càng ít đi, sự truyền dao động âm càng ít nên tiếng chuông nghe được càng nhỏ.

- Đến khi trong bình gần như hết không khí (chân không) thì lúc đó số lượng phân tử, nguyên tử chất khí không đáng kể dẫn đến không còn sự truyền dao động âm nữa nên gần như không nghe được tiếng chuông nữa.

- Sau đó nếu cho không khí vào trong bình thì lại có sự truyền dao động âm lúc đó tai người nghe thấy âm thanh của chiếc chuông reo.

Kết quả này chứng tỏ sóng âm truyền được trong chất khí và không truyền được trong chân không.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: