X

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 87 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 trang 87 trong Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.

Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 87 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 2 trang 87 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?

Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?

Trả lời:

Trong thí nghiệm 2, cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt vì tấm kính vừa tạo ra ảnh của ngọn nến thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia của tấm kính. Do đó, giúp ta có thể dễ dàng đo và so sánh được khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng với khoảng cách từ vật đến gương.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 87 KHTN lớp 7: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng "sáng lên"? Giải thích.

Trả lời:

Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em thấy dường như nến 2 cũng "sáng lên" vì độ lớn của nến 2 bằng với ảnh của nến 1 nên khi thắp sáng nến 1, ảnh của nó xuất hiện đúng vị trí của nến 2 khiến nó dường như cũng sáng lên.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 87 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:

a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.

b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.

Trả lời:

Từ thí nghiệm 2, ta có nhận xét:

a) Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: