Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên tất đa dạng và phong phú
Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Mở đầu trang 6 KHTN lớp 7 trong Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên .Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Mở đầu trang 6 Bài 1 KHTN lớp 7: Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên tất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, chúng ta có thể lấy lá cây xấu hổ khép lại khi có vật chạm vào, dòng sông đục ngầu phù sa khi mùa lũ đi qua, các đàn chim di cư bay theo đội hình chữ V, ... Từ đó, xuất hiện câu hỏi vì sao, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này. Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp chúng ta nhận thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Để tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp nào, cần thực hiện các kĩ năng gì và cần sử dụng những dụng cụ đo nào?
Trả lời:
- Để tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước:
(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu;
(2) Hình thành giả thuyết
(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết
(4) Thực hiện kế hoạch
(5) Kết luận
- Để tìm hiểu thế giới tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: Quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.
- Một số dụng cụ đo:
+ Dao động kí có thể hiện đồ thị của tín hiệu điện theo thời gian (giúp chúng ta biết được dạng đồ thị của tín hiệu theo thời gian).
+ Đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện có thể tự động đo thời gian.