Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản
Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 7 Vận dụng trang 104 trong Bài 21: Nam châm điện. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KHTN 7.
Vận dụng trang 104 KHTN lớp 7: Quan sát sơ đồ cấu tạo của một chuông điện đơn giản. Hãy giải thích vì sao khi nhấn và giữ công tắc thì nghe tiếng chuông reo liên tục cho đến khi thả ra (loại công tắc trong hình chỉ đóng mạch điện khi nhấn và giữ nút).
Trả lời:
Ta có thể giải thích như sau:
- Nhấn và giữ công tắc, mạch điện sẽ trở thành mạch điện kín.
- Khi có dòng điện đi qua dây dẫn, chúng sẽ tạo ra một từ trường trong lõi sắt, biến lõi sắt thành một nam châm điện có thể hút các vật bằng sắt, thép xung quanh. Khi đó, nó sẽ hút thanh sắt, kéo cho lá thép đàn hồi dao động.
- Búa gõ chuông nối với lá thép đàn hồi cũng vì thế mà bị hút vào, búa gõ sẽ đập vào chuông và phát ra tiếng kêu.
- Khi thả công tắc ra, mạch điện trở thành mạch điện hở (không còn dòng điện trong mạch) nên lõi sắt sẽ mất từ tính, nhả thanh sắt ra, búa gõ chuông không thể gõ vào chuông được nữa.