Tự làm kính tiềm vọng dùng để quan sát những vật nằm sau vật cản che khuất tầm nhìn
Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Em có thể 3 trang 85 KHTN lớp 7 trong Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7.
Em có thể 3 trang 85 KHTN lớp 7: Tự làm kính tiềm vọng dùng để quan sát những vật nằm sau vật cản che khuất tầm nhìn của mắt.
Chuẩn bị: Tấm bìa cứng, hai chiếc gương phẳng hình vuông, băng dính, keo dán, kéo và dao rọc giấy.
Tiến hành:
- Tạo một hình hộp chữ nhật như Hình 16.7a (chú ý chiều rộng của hộp lớn hơn độ dài cạnh của gương).
- Khoét hai lỗ hình chữ nhật trên hai mặt đối diện nhau của một hộp đủ để gắn gương tại hai vị trí theo sơ đồ Hình 16.7b, ta được một chiếc kính tiềm vọng đơn giản.
1. Quan sát ảnh của vật bằng kính tiềm vọng tự làm.
2. Mô tả và giải thích tác dụng của kính tiềm vọng.
Trả lời:
1. Học sinh thực hành làm kính tiềm vọng và quan sát ảnh của vật qua kính tiềm vọng.
2. Kính tiềm vọng dùng để quan sát những vật nằm sau vật cản che khuất tầm nhìn của mắt.
- Giải thích:
+ Vật ở trước gương phẳng 1 cho ảnh 1. Ảnh 1 là ảnh ảo, ngược chiều và bằng với vật.
+ Ảnh 1 đến trước gương phẳng 2 trở thành vật đối với gương phẳng 2 và cho ảnh 2. Ảnh 2 cũng là ảnh ảo, ngược chiều với ảnh 1 và bằng vật.
Qua 2 lần phản xạ, ta thu được ảnh cùng chiều với vật là lớn bằng vật.