Dùng đoạn dây đồng đường kính 0,2 mm quấn xung quanh một ống nhựa
Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Hoạt động trang 97 KHTN lớp 7 trong Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7.
Hoạt động trang 97 KHTN lớp 7:
Cách làm:
Dùng đoạn dây đồng đường kính 0,2 mm quấn xung quanh một ống nhựa, luồn vào trong một chiếc đinh sắt dài, nối hai đầu dây với nguồn điện (pin) qua một công tắc điện như Hình 20.2.
Tiến hành thí nghiệm:
Lần lượt thực hiện các động tác:
- Đóng công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm điện có từ trường không?
- Ngắt công tắc điện; kiểm tra xung quanh nam châm còn từ trường không?
- Thay đổi nguồn điện (bằng cách tăng số pin), đóng công tắc điện; dùng các ghim giấy bằng sắt để kiểm tra xem lực từ của nam châm thay đổi như thế nào (nếu nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn thì lực từ mạnh hơn).
- Thay đổi cực của nguồn điện; dùng kim nam châm thử để kiểm tra xem chiều từ trường có thay đổi không?
Trả lời:
- Đóng công tắc điện: Xung quanh nam châm điện có từ trường.
(Kiểm tra bằng cách đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm bị lệch đi so với phương ban đầu Xung quanh nam châm điện có từ trường).
- Ngắt công tắc điện: Xung quanh nam châm điện không còn từ trường.
(Kiểm tra bằng cách đặt một kim nam châm lại gần nam châm điện. Ta thấy kim nam châm không bị lệch đi so với phương ban đầu Xung quanh nam châm điện không còn từ trường).
- Khi tăng số pin và đóng công tắc điện thì thấy nam châm hút được nhiều ghim giấy bằng sắt hơn lực từ mạnh hơn.
- Thay đổi cực của nguồn điện thì chiều của từ trường cũng thay đổi.