Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống
Giải KTPL 10 Bài 8: Tín dụng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 2 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 8: Tín dụng. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KTPL 10.
Luyện tập 2 trang 52 Kinh tế và Pháp luật 10: Đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi:
Dũng, Cường và Mạnh trao đổi về sự cần thiết phải có hoạt động tín dụng trong đời sống .
Dũng: Trong xã hội có người thừa vốn, người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh. Tín dụng sẽ giúp cho con được di chuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, người dân cũng có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền.
Cường: Tín dụng quan trọng vì thông qua huy động vốn nó có thể tập hợp nhiều nguồn vốn nhỏ lẻ lại thành một nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Minh: Tín dụng là hình thức những người có vốn sử dụng vốn để cho vay nhằm mục đích làm giàu cho bản thân.
Yêu cầu: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào trong đoạn hội thoại trên? Vì sao ?
Lời giải:
- Em đồng tình với 3 ý kiến của Dũng, Cường, Minh.
- Vì: tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu của người vay và người cho vay. Người dân có thể vay mượn vốn để phát triển sản xuất, tạo thu nhập hoặc để mua sắm những hàng hóa cần thiết để tiêu dùng trong lúc chưa đủ tiền. Người cho vay sử dụng khoản tiền nhàn rỗi cho vay để nhận được thêm khoản tiền lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tín dụng còn có vai trò huy động vốn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.