X

Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều

Tại sao Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp?


Giải KTPL 10 Bài 5: Ngân sách nhà nước

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 3 trang 31 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 5: Ngân sách nhà nước. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KTPL 10.

Luyện tập 3 trang 31 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân. Hằng năm, ngân sách nhà nước đều ưu tiên bố trí kinh phí cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề đảm bảo tỷ lệ theo quy định tại Nghị quyết số 29–NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Cụ thể, chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề năm 2019 là 244 835 tỉ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương 28 335 tỷ đồng, ngân sách địa phương 216 500 tỷ đồng), năm 2020 là 258 750 tỷ đồng, bằng 24,49% tổng chi thường xuyên ngân sách nhà nước (ngân sách trung trong 30 250 tỷ đồng, ngân sách địa phương 228 500 tỉ đồng) 

(Theo Thời báo tài chính Việt Nam, ngày 12/5/2020) 

a) Tại sao Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp? 

b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là gì?

Lời giải:

Yêu cầu a) Nhà nước chi ngân sách cho công tác giáo dục nghề nghiệp vì: giáo dục nghề nghiệp là bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Yêu cầu b) Vai trò của ngân sách nhà nước ở đây là đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: