Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
Giải KTPL 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10 trong Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật. Với lời giải được biên soạn chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập KTPL 10.
Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10: Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Em đồng ý với ý kiến của A hay B? Vì sao?
- Theo em, làm thế nào để phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật?
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến của B vì văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, bởi nó chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt được ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định được thực hiện 1 lần trong thực tiễn.
- Phân biệt:
Tiêu chí |
Văn bản quy phạm pháp luật |
Văn bản áp dụng pháp luật |
Khái niệm |
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này. |
- Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành, được áp dụng một lần trong đời sống và bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước. |
Thẩm quyền ban hành |
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. |
- Do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền ban hành, dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. |
Nội dung ban hành |
- Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được áp dụng trong tất cả các trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực. |
- Chứa quy tắc xử sự riêng. - Áp dụng một lần đối với một tổ chức cá nhân là đối tượng tác động của văn bản, nội dung của văn bản áp dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào phải thực hiện hành vi gì. - Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn bản quy phạm pháp luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang tính cưỡng chế nhà nước cao. |
Tên gọi |
- Có quy định các hình thức. |
- Chưa được pháp luật hóa tập trung về tên gọi và hình thức thể hiện. |
Phạm vi áp dụng |
- Áp dụng là đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. |
- Đối tượng nhất định được nêu trong văn bản |
Cơ sở ban hành |
- Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật. |
- Thường dựa vào một văn bản quy phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp dụng pháp luật hiện tại không là nguồn của luật |
Thời gian có hiệu lực |
- Lâu dài. |
- Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ việc.
|