Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi Anh A và chị B là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty
Giải KTPL 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Chân trời sáng tạo
Luyện tập 3 trang 146 KTPL 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
a. Anh A và chị B là nhân viên kinh doanh làm việc cùng công ty. Để đạt chỉ tiêu bán hàng của mình, anh A mở email cá nhân của chị B và lấy danh sách khách hàng. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của anh A tăng lên trong khi chị B không đạt chỉ tiêu. Điều này khiến chị B rất lo lắng và căng thẳng vì thu nhập bị ảnh hưởng.
b. Sau nhiều lần bị nhắc nhở do không hoàn thành công việc, anh T cho rằng giám đốc khắt khe và đang làm khó mình. Lợi dụng buổi tối khi đồng nghiệp đã về hết, anh T đã mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng. Sự việc bị phát hiện, anh T đã bị sa thải.
câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên, hành vi nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và hậu quả của những hành vi này là gì?
Lời giải:
- Hành vi của anh A (lấy danh sách khách hàng riêng từ email cá nhân của chị B) và anh T (mở khoá tủ hồ sơ của giám đốc, lấy đi một số thư, tài liệu cá nhân quan trọng) là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
- Hậu quả của hành vi vi phạm:
+ Trường hợp a: Chị B không đạt chỉ tiêu về doanh số bán hàng, thu nhập bị ảnh hưởng.
+ Trường hợp b: Anh T bị sa thải.
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Chân trời sáng tạo hay khác:
Câu hỏi trang 142 KTPL 11: Cho biết nhận xét của em về hành vi của D trong trường hợp 1 ....
Câu hỏi trang 144 KTPL 11: Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì? ....