Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví
Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thành lập được gần 140 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại 21 huyện, thị xã, với gần 3 000 hội viên, 42 nghệ nhân dân gian, 52 nghệ nhân ưu tú, 1 nghệ nhân nhân dân. Đặc biệt, tại các huyện miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỷ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, ngoài các đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ở Đu.... các địa phương này cũng thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm. Đây là tiền đề để gìn giữ, bảo tồn, đồng thời khai thác được các giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Ở Hà Tĩnh, để dân ca Ví, Giặm thực sự lôi cuốn giới trẻ, tỉnh Hà Tĩnh cũng tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, đồng thời dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông. Ngoài ra, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình ở Nghệ An và Hà Tĩnh,... Đây cũng là một trong những hình thức quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng.
Giải KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá - Cánh diều
Luyện tập 2 trang 98 KTPL 12: Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã coi các làn điệu dân ca Ví, Giặm như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thành lập được gần 140 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại 21 huyện, thị xã, với gần 3 000 hội viên, 42 nghệ nhân dân gian, 52 nghệ nhân ưu tú, 1 nghệ nhân nhân dân. Đặc biệt, tại các huyện miền núi như Tương Dương, Con Cuông, Quỷ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, ngoài các đặc trưng văn hoá của dân tộc Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ở Đu.... các địa phương này cũng thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm. Đây là tiền đề để gìn giữ, bảo tồn, đồng thời khai thác được các giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng. Ở Hà Tĩnh, để dân ca Ví, Giặm thực sự lôi cuốn giới trẻ, tỉnh Hà Tĩnh cũng tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, đồng thời dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông. Ngoài ra, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình ở Nghệ An và Hà Tĩnh,... Đây cũng là một trong những hình thức quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng.
(Theo Vietnamplus.vn, ngày 27/11/2019)
Theo em, các hoạt động giữ gìn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên đây là thực hiện quyền, nghĩa vụ nào của công dân? Giải thích vì sao
Lời giải:
Các hoạt động giữ gìn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trên đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như sau:
- Quyền của công dân: Công dân có quyền tiếp cận, hưởng thụ di sản văn hoá thông qua việc tham gia các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, nghe dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình.
- Nghĩa vụ của công dân: Công dân có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá. Khi tham gia vào các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm, họ đang thực hiện nghĩa vụ này bằng cách duy trì và phát huy làn điệu dân ca Ví, Giặm trong đời sống văn hoá của cộng đồng. Cụ thể:
+ Việc thành lập các câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm tại các huyện, thị xã giúp duy trì và phát huy giá trị của dân ca Ví, Giặm, đồng thời tạo điều kiện cho công dân tiếp cận và hưởng thụ di sản văn hoá này.
+ Việc tổ chức các hình thức truyền dạy trực tiếp cho các học viên câu lạc bộ, dạy dân ca Ví, Giặm trong trường phổ thông, duy trì chương trình dạy hát dân ca trên sóng phát thanh và truyền hình cũng giúp quảng bá và phổ biến giá trị của dân ca Ví, Giặm tới đông đảo công chúng, đồng thời khẳng định nghĩa vụ của công dân trong việc bảo vệ di sản văn hoá.
Lời giải KTPL 12 Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá hay khác: