Cho biết hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau trang 67 KTPL 12
Cho biết hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:
Giải KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế - Chân trời sáng tạo
Luyện tập 3 trang 67 KTPL 12: Cho biết hậu quả của hành vi trong các trường hợp sau:
a. Công ty H đã có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định.
b. Doanh nghiệp X đã lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống để xin hoàn thuế và chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
c. Công ty Xuất nhập khẩu Z, khai thấp giá đầu vào, hạch toán trên sổ giá mua thấp hơn giá thực tế thanh toán để nhằm mục đích trốn thuế ở khâu nhập khẩu.
Lời giải:
- Trường hợp a: Công ty H có hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến hậu quả: Căn
cứ tại Điều 13 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP:
(1) Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế qua thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và co tình tiết giảm nhẹ;
(2) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
(3) phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày;
(4) phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày, nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp, không nộp các phụ lục theo quy định về quản lí thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
(5) phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lí thuế năm 2019.
- Trường hợp b: Hành vi lập hồ sơ xuất khống, sử dụng hoá đơn chứng từ khống của Doanh nghiệp X sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 28 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng đối với hành vi sử dụng hoá đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hoa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
- Trường hợp c:
+ Hành vi khai thấp giá đầu vào, hạch toán trên sổ giá mua thấp hơn giá thực tế thanh toán để nhằm mục đích trốn thuế sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 17 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, khi các bên lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hoa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bị phạt:
STT |
Hành vi |
Mức phạt |
1 |
Có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên |
01 lần số thuế trốn |
2 |
Không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ |
1,5 lần số tiền thuế trốn |
3 |
Có 01 tình tiết tăng nặng |
2,0 lần số tiền thuế trốn |
4 |
Có 02 tình tiết tăng nặng |
2,5 lần số tiền thuế trốn |
5 |
Có từ 03 tình tiết tăng nặng trở lên |
3,0 lần số tiền thuế trốn |
+ Ngoài bị phạt, người khai gian để trốn thuế còn phải nộp đủ số thuế đã trốn vào ngân sách nhà nước. Đặc biệt, nếu hết thời hạn thì người nộp thuế không phải nộp tiền phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đã trốn cùng tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
Lời giải KTPL 12 Bài 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế hay khác: