X

Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức

Trong trường hợp 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền


Trong trường hợp 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Giải KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - Kết nối tri thức

Câu hỏi 2 trang 79 KTPL 12: Trong trường hợp 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng? Hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?

Trường hợp 2. Vợ chồng anh A và chị B đều có công việc ổn định, thu nhập tương đối cao. Tuy nhiên, là người gia trưởng nên anh A luôn tự ý quyết định mọi việc trong nhà, không quan tâm đến ý kiến của chị B. Anh quản lí chặt chẽ nguồn tài chính của gia đình, mỗi lần cần tiền chi tiêu, chị B đều phải xin chồng và bị anh A tra xét từng khoản. Nếu chị B chi tiêu không đúng ý chồng thì sẽ bị anh A mắng chửi.

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, anh A đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Cụ thể, anh A đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong cả quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản khi luôn tự ý quyết định mọi việc trong nhà, không quan tâm đến ý kiến của chị B và quản lí tất cả nguồn tài chính của gia đình, buộc chị B phải xin từng đồng và mắng chửi chị khi chị chi tiêu không đúng ý dù số tiền của gia đình có một phần do chị B lao động mà có.

- Hành vi vi phạm của anh A có thể dẫn đến những hậu quả như: xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp trong gia đình của chị B; gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ, tinh thần của chị B; ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ của các thành viên trong gia đình; gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ hôn nhân;...

Lời giải KTPL 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: