Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của WTO
Giải KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 135 KTPL 12: Em hãy cho biết các hành vi dưới đây vi phạm nguyên tắc cơ bản nào của WTO. Vì sao?
a. Công ty X của nước Q (nước Q là thành viên của WTO) bào chế được một loại vắc-xin ngừa dịch bệnh và đã chuyển giao công nghệ, cho phép nước T (thành viên của WTO) bào chế loại vắc-xin này nhưng lại từ chối cung cấp cho một số nước khác không phải là thành viên của WTO khi các nước đó có yêu cầu.
b. Nước A (thành viên của WTO) chỉ thực hiện giảm thuế đối với mặt hàng thép hộp mạ kẽm cho nước B (không là thành viên của WTO), mà không thực hiện giảm thuế với cùng mặt hàng trên cho các thành viên khác của WTO.
c. Việt Nam (thành viên của WTO) đã đàm phán với M (nước M không phải thành viên của WTO) và đồng ý cắt giảm thuế quan đối với mặt hàng tôm đông lạnh là 8%, nhưng không đồng ý mức cắt giảm thuế quan 8% với các nước thành viên khác của WTO với lí do đây là hiệp định song phương giữa Việt Nam và nước M.
d. Nước thành viên X đã đánh thuế nhập khẩu rất cao đối với rượu vang nhập khẩu từ các nước thành viên khác của WTO, làm cho rượu vang nhập khẩu vào nước X không thể cạnh tranh được về giá cả so với rượu vang sản xuất trong nước.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của nước Q thực hiện đúng nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử, vì theo quy chế tối huệ quốc quy định: các nước thành viên WTO chỉ không phân biệt đối xử việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ đối với các tổ chức và cá nhân thuộc các nước thành viên của WTO.
- Trường hợp b. Hành vi này vi phạm nguyên tắc thương mại không biệt đối xử, vì theo quy chế đối xử quốc gia thì nước thành viên không được phân biệt đối xử giữa sản phẩm nước ngoài với sản phẩm trong nước. Nước thành viên phải dành cho sản phẩm tương tự, dịch vụ tương tự, nhà cung cấp tương tự của các nước thành viên khác của WTO những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình (quy định trên chỉ áp dụng khi một sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố sở hữu trí tuệ đã gia nhập vào thị trường nội địa). Do vậy, việc nước A quy định như vậy là vi phạm nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử.
- Trường hợp c. Hành vi của nước N vi phạm quy chế tối huệ quốc ở nguyên tắc thương mại không phân biệt đối xử vì Hiệp định song phương chỉ ưu đãi khi các bên tham gia kí kết đều là thành viên WTO thì mới có thể dành cho nhau những ưu đãi về thuế quan trong hiệp định thương mại tự do đó tốt hơn ưu đãi trong WTO.
- Trường hợp d. Hành vi này thực hiện đúng nguyên tắc mở cửa thị trường, vì theo nguyên tắc mở cửa thị trường thì các nước có thể hạn chế sản phẩm của các nước khác thông qua thuế quan hoặc các khoản thu khác mà không được cấm hay hạn chế (trừ những trường hợp thật cần thiết và mang tính chất tạm thời) việc xuất hay nhập khẩu các sản phẩm của nước mình hay của các nước khác thuộc WTO. Do vậy, việc nước X đánh thuế ở mức cao nhất có thể (mức thuế quan ràng buộc) thì không vi phạm nguyên tắc mở cửa thị trường.
Lời giải KTPL 12 Bài 16: Nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế hay khác:
Câu hỏi 1 trang 129 KTPL 12: Nguyên tắc minh bạch của WTO đề cập tới những nội dung cơ bản gì? ....
Câu hỏi 1 trang 130 KTPL 12: WTO dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi cơ bản gì? ....