X

Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức

Trong số các tàu cá vi phạm pháp luật ở nước ta thời gian qua có tàu vi phạm


Giải KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - Kết nối tri thức

Luyện tập 4 trang 124 KTPL 12: Trong số các tàu cá vi phạm pháp luật ở nước ta thời gian qua có tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác nên bị xử phạt vi phạm hành chính, có tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ.

Em hãy cho biết:

1/ Trong số các tàu nêu trên, loại tàu nào vi phạm pháp luật Việt Nam và loại tàu nào vi phạm pháp luật quốc tế? Vì sao?

2/ Trong trường trên, tại sao lực lượng chức năng của nước ngoài có thể bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam? Hành vi đó có bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế không? Vì sao?

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1: Trong số các tàu cá vi phạm pháp luật ở nước ta thời gian qua, các tàu vi phạm vì không có giấy phép khai thác nên bị xử phạt vi phạm hành chính là vi phạm pháp luật Việt Nam, bởi vì, hành vi đó bị coi là khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định được quy định tại khoản 6, Điều 7 Luật Thuỷ sản năm 2017 của Việt Nam nên bị các cơ quan chức năng của Việt Nam xử lí. Các tàu vi phạm vùng biển nước ngoài bị lực lượng chức năng của nước ngoài bắt giữ là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, đó là hành vi vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của nước ngoài.

♦ Yêu cầu số 2: Lực lượng chức năng của nước ngoài có thể bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam vì những người này đã xâm phạm chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của nước ngoài. Hành vi đó bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế, bởi vì, theo quy định của luật quốc tế thì chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ của bất cứ quốc gia nào cũng là bất khả xâm phạm, không ai được phép xâm phạm.

Lời giải KTPL 12 Bài 15: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: