Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới
Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 2 trang 30 Lịch Sử 10 trong Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành hiện đại, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Lịch sử 10.
Luyện tập 2 trang 30 Lịch Sử 10: Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó.
Lời giải:
* Kể tên 5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới
+ Nhã nhạc cung đình Huế - được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2003)
+ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2012)
+ Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2010)
+ Thành nhà Hồ - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 2011)
+ Quần thể di tích Cố đô Huế - được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (năm 1993).
* Giới thiệu về các giá trị lịch sử và văn hóa liên quan đến các di sản
- Nhã nhạc cung đình Huế:
+ Giá trị lịch sử: cung cấp những thông tin phản ánh về lễ nghi cung đình ở Việt Nam thời phong kiến
+ Giá trị văn hóa: góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ:
+ Giá trị lịch sử: phản ánh về đời sống tinh thần của người Việt cổ thời Văn Lang
+ Giá trị văn hóa: phản ánh lòng tự hào về cội nguồn dân tộc; truyền thống uống nước nhớ nguồn được trao truyền từ đời này sang đời khác của nhân dân Việt Nam; góp phần giáo dục lòng yêu nước, đoàn kết cộng đồng dân tộc; đồng thời góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch…
- Khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội):
+ Giá trị lịch sử: Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, kể cả di tích khảo cổ học phát hiện trong lòng đất và các di tích trên mặt đất, đã cung cấp nhiều nguồn sử liệu quý, phản chiếu bề dày lịch sử gần như liên tục từ: thủ phủ An Nam, thành Đại La thế kỷ thời thuộc Đường (VII – IX), đến Cấm thành Thăng Long từ thời Lý qua Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê trung hưng (thế kỉ X - cuối thế kỷ XVIII), rồi thành Thăng Long – Hà Nội thời Nguyễn (thế kỷ XIX), qua thời Pháp thuộc (thế kỉ XX) cho đến hiện nay.
+ Giá trị văn hóa: Di tích Hoàng Thành góp phần nâng cao hình ảnh của Hà Nội và Việt Nam như một trung tâm văn hoá có bề dày lịch sử, từ đó khuyến khích niềm tự hào dân tộc; quảng bá lịch sử và văn hóa Việt Nam ra bên ngoài; tạo sức hút lớn về du lịch…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo