X

Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh


Giải Lịch sử 10 Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Luyện tập 1 trang 80 Lịch Sử 10 trong Bài 13: Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại, lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Lịch sử 10.

Luyện tập 1 trang 80 Lịch Sử 10: Những cơ sở dân cư và xã hội ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Đông Nam Á? Nêu ví dụ cụ thể.

Lời giải:


Cơ sở dân cư, tộc người

Cơ sở xã hội

Điểm nổi bật

- Cư dân thuộc tiểu chủng Đông Nam Á, mang đặc điểm của cả hai đại chủng tộc là Môn-gô-lô-ít và Ô-xtra-lô-ít.

- Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính: In-đô-nê-diên và Nam Á.

- Có nhiều dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về sắc tộc.

- Các thiết chế làng, bản tuy khác nhau về hình thức nhưng có lịch sử lâu đời và có sức sống mạnh mẽ.

- Quá trình hình thành nhà nước ở Đông Nam Á đồng thời là quá trình tiếp biến những giá trị văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ

Ví dụ cụ thể

- Nhóm In-đô-nê-diên gồm một số tộc người như: Ba Na, Gia Rai, Mnông, Khơ Mú,… 

- Nhóm Nam Á gồm một số tộc người như người Việt, Tày, Thái, Miến Điện, Mã Lai…

- Bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời phong kiến có sự học tập mô hình thiết chế chính trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Tác động

- Góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn minh Đông Nam Á

- Hình thành thiết chế chính trị và mô hình tổ chức xã hội vừa mang tính bản địa, vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của các mô hình thiết chế chính trị Ấn Độ, Trung Quốc.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: