Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến
Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Giải Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) - Cánh diều
Vận dụng 2 trang 40 Lịch Sử 12: Sưu tầm tư liệu về một trong những nhân vật lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về: Anh hùng Tô Vĩnh Diện
♦ Anh hùng Tô Vĩnh Diện - Gương mẫu, đi đầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống (nay là huyện Triệu Sơn), tỉnh Thanh Hoá. Năm 1946, đồng chí Tô Vĩnh Diện tham gia lực lượng dân quân ở địa phương.
- Năm 1949, đồng chí xung phong vào bộ đội, chiến đấu ở nhiều vị trí, nhiều đơn vị. Đồng chí luôn gương mẫu, đi đầu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ đầu tiên để chuẩn bị cho trận đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được triệu tập để tham gia lực lượng pháo phòng không sắp thành lập. Khi đơn vị cao xạ được thành lập, đồng chí cùng đơn vị sang Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để huấn luyện.
Trong thời gian huấn luyện, Tô Vĩnh Diện được chỉ định là Trung đội phó thuộc Đại đội 829, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367 và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).
- Tháng 12/1953, Tô Vĩnh Diện cùng đơn vị về nước và ngay lập tức hành quân lên Điện Biên Phủ để chuẩn bị tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đồng chí được điều về Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn phòng không 367, làm Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37mm.
♦ Anh hùng Tô Vĩnh diện - Dũng cảm hy sinh lấy thân mình chèn bánh pháo
- Từ ngày 16 đến ngày 24/1/1954, được sự trợ giúp của bộ binh và công binh, các đơn vị pháo trong đó có đơn vị của đồng chí Tô Vĩnh Diện bắt đầu kéo pháo bằng sức người tới vị trí tập kết để tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên chặng đường hành quân dài khoảng 1.000km và khi kéo pháo qua những đoạn đường khó khăn gian khổ, Tô Vĩnh Diện luôn xung phong lái pháo, gương mẫu, động viên đồng đội đưa pháo đến nơi tập kết an toàn.
- Để đảm bảo cho Chiến dịch Điện Biên Phủ chắc thắng, ngày 26/1/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ quyết định đổi phương án tác chiến từ "Đánh nhanh, thắng nhanh" sang "Đánh chắc, tiến chắc". Các đơn vị pháo binh nhận được mệnh lệnh từ Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ phối hợp với bộ binh kéo pháo ra, trong đó có đơn vị của Tô Vĩnh Diện. Kéo pháo vào đã gian khổ, khó khăn, kéo pháo ra lại càng gay go, trắc trở. Những lúc gặp chặng đường nguy hiểm, Tô Vĩnh Diện luôn xung phong ở những vị trí khó khăn để bảo đảm an toàn cho pháo.
- Đêm ngày 1/2/1954, trời mưa, đường trơn, trên đường kéo pháo ra, tới dốc Chuối - một dốc nghiêng 70 độ, đường hẹp và cong rất nguy hiểm - Tô Vĩnh Diện cùng đồng chí Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, Tô Vĩnh Diện vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo xuống thẳng đường. Nhưng không may, một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt tiếp, khẩu pháo càng lao nhanh, đồng chí Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và buông tay lái chạy lên phía trước, lấy thân mình lao vào chèn bánh pháo. Khẩu pháo bị vướng, nghiêng dựa vào sườn núi và dừng hẳn. Đơn vị kịp ghìm giữ được khẩu pháo dừng lại, đưa Tô Vĩnh Diện ra ngoài.
- Khi được đồng đội ứng cứu, anh chỉ kịp hỏi: “Pháo có việc gì không?” rồi kiệt sức, hy sinh. Lúc đó là 2 giờ 30 phút ngày 1/2/1954. Tấm gương hy sinh cứu pháo của Tô Vĩnh Diện được toàn mặt trận cảm phục, noi gương đưa pháo ra an toàn. Đồng chí được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Anh hùng Tô Vĩnh diện lấy thân chèn pháo (tranh vẽ minh họa)
- Ngày 7/5/1956, đồng chí Tô Vĩnh Diện được Đảng và Nhà nước truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân theo Quyết định số 118/LC
Lời giải bài tập Lịch Sử 12 Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) hay khác: