Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ
Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Lịch Sử 9 Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 - Cánh diều
Câu hỏi trang 30 Lịch Sử 9: Mô tả những nét chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Trả lời:
♦ Hoàn cảnh lịch sử:
- Tình hình thế giới:
+ Từ những năm 30 của thế kỉ XX, các thế lực phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản, đe doạ hoà bình thế giới.
+ Năm 1935, Quốc tế Cộng sản tiến hành đại hội và chủ trương thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước để tập hợp lực lượng chống phát xít.
+ Năm 1936, Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, chủ trương nới lỏng các quyền tự do dân chủ ở trong nước và ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.
- Tình hình trong nước:
+ Chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam không thực hiện chủ trương của Mặt trận nhân dân Pháp, tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân Việt Nam.
+ Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương:
▪ Chống phát xít và chiến tranh để bảo vệ hoà bình, chống chính quyền thuộc địa để đòi tự do, dân chủ, cơm áo;
▪ Thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (năm 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương).
=> Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi trên cả nước với nhiều hình thức.
♦ Diễn biến chính:
- Phong trào Đông Dương đại hội: Năm 1936, được tin Chính phủ Pháp cử phải đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương và Toàn quyền mới sang nhậm chức, Đảng Cộng sản Đông Dương phát động phong trào Đông Dương đại hội: thu thập chữ kí, đưa dân nguyện đòi quyền tự do, dân chủ.
- Phong trào mít tinh, biểu tình bãi công: từ năm 1936, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công đã nổ ra trên cả nước, tiêu biêu là: cuộc tổng bãi công của hơn 2 vạn công nhân mỏ than ở Quảng Ninh (2311-1936); cuộc mít tinh của 2,5 người diễn ra tại khu Đấu Xảo Hà Nội nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5-1938.
- Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí: Đảng cộng sản Đông Dương và các tổ chức chính trị yêu nước đã xuất bản sách, báo để tuyên truyền và đấu tranh, tiêu biểu như báo: Tiền phong, Dân chúng, Nhành lúa, Bạn dân, Tin tức,…
- Đấu tranh nghị trường: Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Dân chủ Thống nhất Đông Dương cử người tranh cử vào Viện Dân biểu Bắc Kì, Trung Kì nhằm gây áp lực buộc chính quyền Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ.
♦ Kết quả:
- Buộc chính quyền thuộc địa Pháp thực hiện một số cải cách dân chủ.
- Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đàn áp, phong trào đấu tranh dân chủ chấm dứt.
♦ Ý nghĩa:
- Thể hiện vai trò và sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dương, tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
- Lực lượng cách mạng được tập hợp thành đội quân hùng hậu, quần chúng được giác ngộ về chính trị, khối đoàn kết dân tộc được củng cố.
- Để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng Việt Nam về sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng mặt trận thống nhất, tổ chức lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp,...
Lời giải bài tập Lịch Sử 9 Bài 6: Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 hay khác: