X

SBT Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào hộp thông tin dưới đây trang 75 SBT Địa lí 7


Giải SBT Địa lí 7 Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài tập 1 trang 75 SBT Địa lí 7 trong Bài 21: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7.

Bài tập 1 trang 75 SBT Địa lí 7: Dựa vào hộp thông tin dưới đây

Khai thác tài nguyên phục vụ phát triển nông nghiệp Ô-xtrây-li-a

- Nền kinh tế Ô-xtrây-li-a không có ngành truyền thống, kể cả ngành nghề Cổ xưa nhất của loài người là nông nghiệp. Hầu hết các cây trồng, vật nuôi và công nghệ sản xuất sử dụng trong nông nghiệp nơi đây đều có nguồn gốc nhập khẩu. Nông nghiệp Ô-xtrây-li-a có lợi thế trong sản xuất những loại nông sản trái vụ so với các nước nằm ở bán cầu Bắc. 

- Vốn là một quốc gia đất rộng người thưa, ít mưa, tình trạng khô hạn xảy ra thường xuyên, nông nghiệp Ô-xtrây-li-a có sự phân hoá khá rõ: miền Tây Bắc có khí hậu khô, nóng nên chuyên về bông vải và cải dầu; vùng duyên hải phía bắc có khí hậu khô nhưng mát mẻ chuyên nuôi bò thịt (chiếm 70% diện tích nuôi bò toàn nước Úc); miền Trung của khu vực duyên hải phía đông có khí hậu ôn hoà, phát triển trồng trọt trong nhà kính; vùng phía nam có khí hậu khô, nóng, nhiều ánh sáng nên phát triển lúa gạo, chủ yếu bang Niu Xao lây. 

- Trồng trọt cũng được thực hiện luân canh và kết hợp với chăn nuôi. Điển hình như cây lúa, chỉ trồng một năm một vụ trên 1/3 ruộng đất theo hệ thống luân canh: lúa với kiều mạch hoặc đại mạch. Họ có thể trồng lúa trong hai năm liên tiếp, sau đó đưa các đàn cừu vào ruộng ăn rơm rạ. Đồng thời nông dân gieo loại cỏ ba lá thuộc họ đậu để tránh cỏ dại phát triển. Các đàn cừu ăn cỏ ba lá và phân cừu được thải vào ruộng cung cấp phân. đạm phục hồi dinh dưỡng đất đai mau chóng. Ruộng dùng để nuôi cừu và làm đồng cỏ trong hai năm. Tiếp theo sau đó, nông dân trồng một vụ ngũ Cốc khác như lúa mì, mạch hoặc bắp rồi mới trở lại vụ lúa. Hệ thống luân canh này là phương pháp canh tác lí tưởng giúp sử dụng ít phân hoá học, ít thuốc diệt cỏ và bồi dưỡng tốt cho đất đai nhưng năng suất rất cao (bình quân gần 10 tấn/ha). Hệ thống luân canh hữu hiệu, Cơ giới hoá từ khâu canh tác đến chế biến, sử dụng giống lúa tiên tiến, kiểm dịch chặt chẽ, một năm một vụ lúa. Ngành trồng lúa nước của Ô-xtrây-li-a ít bị nhiễm các loại sâu bệnh thường thấy ở các vùng sản xuất lúa nhiệt đới và ôn đới khác trên thế giới.

Hãy trả lời câu hỏi sau: 

1. Người dân Ô-xtrây-li-a đã khai thác những tài nguyên thiên nhiên nào phục vụ phát triển nông nghiệp?

2. Mô hình luân canh trong nông nghiệp tạo thuận lợi gì cho thiên nhiên Ô-xtrây-li-a?

Lời giải:

Yêu cầu số 1: Những tài nguyên thiên nhiên mà người Ô-xtrây-li-a khai thác để phát triển nông nghiệp:

- Khí hậu phân hóa đa dạng

- Đất đai màu mỡ

- Có nhiều đồng cỏ

Yêu cầu số 2: Tác động từ mô hình luân canh:

- Hệ thống luân canh này là phương pháp canh tác lí tưởng giúp sử dụng ít phân hoá học, ít thuốc diệt cỏ và bồi dưỡng tốt cho đất đai nhưng năng suất rất cao (bình quân gần 10 tấn/ha).

- Hệ thống luân canh hữu hiệu, cơ giới hoá từ khâu canh tác đến chế biến, sử dụng giống lúa tiên tiến, kiểm dịch chặt chẽ, một năm một vụ lúa.

- Cây trồng có chất lượng tốt, ít sâu bệnh.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lí 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: