X

SBT Địa Lí 9 Cánh diều

Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo các gợi ý sau


Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo các gợi ý sau:

Giải SBT Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Cánh diều

Câu 13 trang 88 SBT Địa Lí 9: Trình bày về vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo các gợi ý sau:

- Diện tích, các đơn vị hành chính.

- Thế mạnh về tự nhiên.

- Thế mạnh về kinh tế - xã hội.

Lời giải:

Vùng KTTĐ đồng bằng SCL được thành lập năm 2009, gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau. Diện tích vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tính đến năm 2023 là 16,6 nghìn km², chiếm 5,2% diện tích cả nước.

Vùng có vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và giao thương với khu vực. Nằm ở cực của Tổ quốc, tiếp giáp với Campuchia thông qua vịnh Thái Lan; giáp với biển Đông với bờ biển dài. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển giao lưu thương mại và du lịch với khu vực. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng KTTĐ nói riêng, là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới rộng lớn. Điều kiện thuận lợi để sản xuất gạo, thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên nhân văn của vùng khá phong phú, phục vụ tốt cho phát triển kinh tế và du lịch. Nhờ có tài nguyên về dầu khí, vùng đã và sẽ là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam. Ngoài ra, còn có đá vôi ở khu vực: Hà Tiên, Kiên Lương (Kiên Giang); đá Andezit, granit (An Giang),... Những di tích lịch sử, văn hóa, phong cảnh đẹp phân bố đều trên toàn địa bàn, tạo cho vùng tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế du lịch.

Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Lời giải sách bài tập Địa Lí 9 Bài 18: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa Lí lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: