Vì sao số lượng các nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có sự khác biệt


Giải SBT Hóa học 10 Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài 6.12 trang 19 sách bài tập Hóa học 10 trong Bài 6: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Cánh diều. Với lời giải chi tiết hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong SBT Hóa học 10.

Bài 6.12 trang 19 sách bài tập Hóa học 10: Vì sao số lượng các nguyên tố trong các chu kì của bảng tuần hoàn có sự khác biệt: chu kì 1 có 2 nguyên tố, mỗi chu kì 2 và 3 có 8 nguyên tố; chu kì 4 có 18 nguyên tố?

Lời giải:

Vì chu kì là tập hợp các nguyên tố có cùng số lớp electron nên số lượng các ô trong một chu kì bằng số lượng electron trong một lớp.

Ở lớp thứ nhất chỉ chứa tối đa 2 electron (vào phân lớp 1s); ở lớp thứ hai chỉ chứa tối đa 8 electron (vào phân lớp 2s, 2p) nên chu kì 1 có 2 nguyên tố và chu kì 2 có 8 nguyên tố.

Với chu kì 3, sau khi điền đầy đủ phân lớp 3s và 3p (8 electron ứng với số lượng 8 nguyên tố), thì chuyển sang điền electron vào phân lớp 4s chứ không phải 3d, nên chu kì 3 chỉ có 8 nguyên tố.

Chu kì 4 sẽ hoàn thiện các phân lớp 4s, 4p (tổng số electron tối đa trên các phân lớp này là 8 electron) và cả phân lớp 3d (tối đa 10 electron) nên chu kì 4 có 18 nguyên tố.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: