Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3, Mg vào dung dịch HCl dư
Sách bài tập Hóa học 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại - Chân trời sáng tạo
Câu 15.14 trang 101 Sách bài tập Hóa học 12: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm CuO, Fe2O3, Mg vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Lọc để lấy kết tủa Y, nung trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Z. Dẫn khí CO dư qua chất rắn Z (nung nóng). Sau khi phản ứng hoàn toàn, chất rắn thu được gồm những chất nào? Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có).
Lời giải:
Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl2 +H2O
Fe2O3 + 6HCl →2FeCl3 + 3H2O
Mg + 2HCl →MgCl2 + H2
Dung dịch X gồm: HCl dư, CuCl2, FeCl3, MgCl2.
Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi cho NaOH đến dư vào dung dịch X:
HCl + NaOH→ NaCl + H2O
CuCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
Kết tủa Y gồm: Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2.
Phương trình hóa học của các phản ứng khi nung trong không khí hỗn hợp kết tủa Y:
Cu(OH)2 CuO + H2O
2Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
Mg(OH)2 MgO+ H2O
Chất rắn Z gồm: CuO, Fe2O3 và MgO.
Phương trình hóa học của các phản ứng khi dẫn khí CO dư qua chất rắn Z (nung nóng):
CuO + CO Cu+ CO2
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Hỗn hợp chất rắn thu được sau cùng gồm Cu, Fe và MgO.
Lời giải SBT Hóa 12 Bài 15: Các phương pháp tách kim loại hay khác:
Câu 15.1 trang 99 Sách bài tập Hóa học 12: Nguyên tắc tách kim loại là ....
Câu 15.5 trang 99 Sách bài tập Hóa học 12: Cho các kim loại sau: K, Ba, Cu và Ag ....