Cho 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl, (2) CuCl2, (3) FeCl3, (4) hỗn hợp HCl
Sách bài tập Hóa học 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại - Chân trời sáng tạo
Câu 16.4 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Cho 4 dung dịch riêng biệt: (1) HCl, (2) CuCl2, (3) FeCl3, (4) hỗn hợp HCl, CuCl2. Nhưng một thanh sắt nguyên chất vào mỗi dung dịch nếu trên. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trường hợp (2) và (4) xảy ra ăn mòn điện hoá.
Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá:
– Hai kim loại khác nhau về bản chất hoặc giữa kim loại và phi kim.
– Hai điện cực tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua dây dẫn).
– Cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Phương trình hoá học của phản ứng đối với trường hợp (2) và (4):
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu
Cu sinh ra bám trên Fe, đảm bảo đủ điều kiện xảy ra ăn mòn điện hoá: Hai kim loại khác nhau (Fe, Cu), tiếp xúc trực tiếp và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Lời giải SBT Hóa 12 Bài 16: Hợp kim – Sự ăn mòn kim loại hay khác:
Câu 16.1 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào ....
Câu 16.2 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra ăn mòn điện hoá ....
Câu 16.3 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Để các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe ....
Câu 16.5 trang 102 Sách bài tập Hóa học 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ....
Câu 16.6 trang 103 Sách bài tập Hóa học 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ....
Câu 16.7 trang 103 Sách bài tập Hóa học 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ....
Câu 16.8 trang 103 Sách bài tập Hóa học 12: Thực hiện các thí nghiệm sau ....
Câu 16.9 trang 104 Sách bài tập Hóa học 12: Cho những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau ....
Câu 16.10 trang 104 Sách bài tập Hóa học 12: Hãy giải thích các trường hợp sau ....