X

SBT Khoa học tự nhiên 8

Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ


Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.

Sách bài tập KHTN 8 Bài 11: Oxide - Cánh diều

Bài 11.10 trang 26 Sách bài tập KHTN 8: Khi để sắt trong không khí ẩm trên bề mặt của sắt sẽ xuất hiện một lớp gỉ (trong đó chủ yếu là các oxide của sắt: FeO, Fe2O3). Để làm sạch lớp gỉ này, người ta có thể dùng dung dịch HCl loãng. Giải thích việc làm trên. Viết các phương trình hóa học minh họa.

Lời giải:

Khi cho dung dịch HCl loãng lên bề mặt sắt bị gỉ, xảy ra các phản ứng của HCl với FeO và Fe2O3 tạo ra các muối FeCl2 và FeCl3 tan trong nước, vì vậy, bề mặt sắt được làm sạch gỉ.

Các phương trình hóa học minh họa:

FeO + 2HCl FeCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O

Lời giải sách bài tập KHTN 8 Bài 11: Oxide hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: