X

SBT Khoa học tự nhiên 8

Trên một chiếc cân đĩa, đĩa bên trái đặt một cốc nước


Trên một chiếc cân đĩa, đĩa bên trái đặt một cốc nước, đĩa bên phải để một cốc dung dịch HCl, hai đĩa đang thăng bằng. Cho vào mỗi cốc một viên đá vôi (thành phẩn chính là CaCO) có khối lượng bằng nhau. Cốc bên trái không có hiện tượng gì. Cốc bên phải quan sát thấy hiện tượng sủi bọt khí trên viên đá vôi, viên đá tan dần.

Sách bài tập KHTN 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học - Kết nối tri thức

Bài 5.7 trang 16 Sách bài tập KHTN 8: Trên một chiếc cân đĩa, đĩa bên trái đặt một cốc nước, đĩa bên phải để một cốc dung dịch HCl, hai đĩa đang thăng bằng. Cho vào mỗi cốc một viên đá vôi (thành phẩn chính là CaCO3) có khối lượng bằng nhau. Cốc bên trái không có hiện tượng gì. Cốc bên phải quan sát thấy hiện tượng sủi bọt khí trên viên đá vôi, viên đá tan dần.

a) Cốc nào có phản ứng hoá học xảy ra?

b) Sau khi cho đá vôi vào hai cốc, hãy dự đoán về vị trí của hai đĩa cân, hai đĩa cân còn thăng bằng không hay nghiêng về bên nào?

Lời giải:

a) Cốc bên phải có chất mới được tạo thành (bọt khí thoát ra, viên đá vôi tan dần) nên ở cốc này có phản ứng hoá học xảy ra.

b) Cốc bên phải có khí thoát ra nên nhẹ đi, cân nghiêng về bên trái.

Lời giải sách bài tập KHTN 8 Bài 5: Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: