Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với quả cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B
Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với quả cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B.
Sách bài tập KHTN 9 Bài 2: Cơ năng - Cánh diều
Bài 2.14 trang 11 Sách bài tập KHTN 9: Hình 2.6 mô tả thí nghiệm với quả cầu A, máng nghiêng và khối gỗ B.
a) So sánh quãng đường dịch chuyển của khối gỗ B trong hai trường hợp hình 2.6a và hình 2.6b. Giải thích về sự khác biệt này.
b) Thay quả cầu A bằng quả cầu A’ (quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn quả cầu A) và lặp lại thí nghiệm. Dự đoán và giải thích kết quả thí nghiệm đó.
Lời giải:
a) Khi ở vị trí (2), quả cầu A có thế năng trọng trường lớn hơn vị trí (1). Do đó, khi lăn xuống chân máng nghiêng, động năng của quả cầu A lớn hơn và có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B. Kết quả là ở trường hợp hình 2.6b khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn trường hợp hình 2.6a.
b) Nếu thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn, thế năng trọng trường của quả cầu A’ ở vị trí (2) lớn hơn quả cầu A. Do đó, khi lăn xuống chân máng nghiêng, động năng của quả cầu A’ lớn hơn quả cầu A nên có khả năng sinh công lớn hơn khi va chạm với khối gỗ B, làm khối gỗ B dịch chuyển đoạn đường dài hơn hai trường hợp hình 2.6a và hình 2.6b.
Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 2: Cơ năng hay khác: