Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể
Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể. Khi lai loài A và loài B (phép lai xa) tạo ra cây lai F. Trong tế bào sinh dưỡng của cây lai F có 14 nhiễm sắc thể, cây bất thụ. Sau đó, tiến hành gây đột biến đa bội ở cây lai F tạo ra cây lai đa bội M. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đa bội M có 28 nhiễm sắc thể, cây hữu thụ. Giải thích hiện tượng bất thụ và hữu thụ của cây lai F và M.
Sách bài tập KHTN 9 Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể - Cánh diều
Bài 37.15 trang 95 Sách bài tập KHTN 9: Giao tử của loài thực vật A và loài thực vật B đều có 7 nhiễm sắc thể. Khi lai loài A và loài B (phép lai xa) tạo ra cây lai F. Trong tế bào sinh dưỡng của cây lai F có 14 nhiễm sắc thể, cây bất thụ. Sau đó, tiến hành gây đột biến đa bội ở cây lai F tạo ra cây lai đa bội M. Trong tế bào sinh dưỡng của cây đa bội M có 28 nhiễm sắc thể, cây hữu thụ. Giải thích hiện tượng bất thụ và hữu thụ của cây lai F và M.
Lời giải:
- Cây lai F chứa 7 nhiễm sắc thể của loài A và 7 nhiễm sắc thể của loài B nhưng các nhiễm sắc thể này không tương đồng nên không hình thành cặp trong quá trình giảm phân, do đó, không thể hình thành giao tử dẫn đến cây lai bất thụ.
- Sau khi gây đột biến đa bội, cây đa bội M chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài A và của loài B (7 × 2 + 7 × 2 = 28 nhiễm sắc thể) nên hình thành cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong quá trình giảm phân tạo giao tử bình thường dẫn đến cây hữu thụ.
Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể hay khác: