X

SBT KHTN 9 Kết nối tri thức

Allele M gồm 60 chu kì xoắn và có 240 nucleotide loại Adenine. Allele này bị đột biến


Allele M gồm 60 chu kì xoắn và có 240 nucleotide loại Adenine. Allele này bị đột biến điểm tạo ra allele m có kích thước bằng kích thước của allele M và có 360 nucleotide loại Cytosine. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về dạng đột biến đã xảy ra ở allele M?

Sách bài tập KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene - Kết nối tri thức

Bài 41.6 trang 108 Sách bài tập KHTN 9: Allele M gồm 60 chu kì xoắn và có 240 nucleotide loại Adenine. Allele này bị đột biến điểm tạo ra allele m có kích thước bằng kích thước của allele M và có 360 nucleotide loại Cytosine. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về dạng đột biến đã xảy ra ở allele M?

(1) Mất một cặp A - T.

(2) Thêm một cặp G - C.

(3) Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - C.

(4) Thay thế một cặp A - T bằng một cặp T - A.

(5) Thay thế một cặp C - G bằng một cặp G - C.

A. 1.

B. 2.

С. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Allele M bị đột biến điểm tạo ra allele m có kích thước bằng kích thước của allele M do đó đây chính là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide → (1), (2) loại.

- Xác định dạng đột biến:

+ Allele M gồm 60 chu kì xoắn → Allele M có 60 × 20 = 1200 nucleotide. Trong đó, có 240 nucleotide loại Adenine → Allele M có A = T = 240; G = C = 1200 : 2 – 240 = 360.

+ Allele m có kích thước bằng kích thước của allele M → Allele m cũng có 1200 nucleotide. Trong đó, có 360 nucleotide loại Cytosine → Allele m có G = C = 360; A = T = 1200 : 2 – 360 = 240.

→ Như vậy, allele M và m đều có số cặp A – T và G – C bằng nhau. Như vậy, dạng đột biến xuất hiện là dạng đột biến thay thế cùng loại, có thể là thay thế một cặp A - T bằng một cặp T – A hoặc thay thế một cặp C - G bằng một cặp G - C → (3) loại, (4), (5) đúng.

Lời giải sách bài tập KHTN 9 Bài 41: Đột biến gene hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: