Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu
Giải SBT KTPL 10 Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải SBT KTPL 10 Bài tập 4 trang 57 trong Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường sách Kết nối tri thức hay nhất. Hy vọng rằng với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10.
Bài tập 4 trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hiểu thế nào về câu nói của Bác Hồ: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yêu"? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục?
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu, yếu là hèn. Một dân tộc mà yếu thì sẽ không có tiếng nói trên thế giới, càng không thể hội nhập được với xu thế chung toàn cầu. Hơn nữa, dân tộc yếu không có sức mạnh và tiếng nói thì sẽ dễ bị đồng hoá và thôn tính, bị thủ tiêu những nét đẹp văn hoá truyền thống. Chính vì vậy, lời dạy của Bác vẫn luôn có giá trị, là nguồn sáng soi đường, chỉ lối cho các bước đi của dân tộc Việt Nam.
Để góp phần thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp về giáo dục, em cần tin tưởng và thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật về giáo dục và đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ học vấn và trang bị tri thức vững vàng, có phương pháp học tập chủ động, tích cực, xây dựng ý thức tự học, ...