X

SBT Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp


Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

A

B

1. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

A. không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

2. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

B. bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí và bị xử lí theo quy định của pháp luật.

3. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

C. có ý thức tuân thủ và chấp hành các quy định pháp luật; tuyên truyền và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện.

4. Ý nghĩa quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:

D. theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm công dân trong việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật:

E. giúp đảm bảo quyền và lợi ích tối thiểu của con người; đảm bảo công bằng dân chủ; định hướng cho việc xây dựng, giải thích và áp dụng pháp luật đối với đời sống con người và xã hội.

6. Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội

G. là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau.

Lời giải:

Nối:

1 - G

2 - A

3 - B

4 - E

5 - C

6 - D

Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: