Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Kết nối tri thức
Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Nhặt được thư cửa người khác.
b. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác.
c. Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
d. Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.
e. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ.
Lời giải:
a. Xem tên địa chỉ người nhận thư và nếu đó là người quen biết, em sẽ đến trả lại thư cho họ. Nếu đó là người em không biết, em sẽ gửi lại bác đưa thư để bác gửi lại cho người nhận.
b. Em sẽ nhẹ nhàng phân tích và nói cho các bạn hiểu việc làm này không đúng, vi phạm pháp luật. Mình nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
c. Em sẽ nói bố mẹ cũng như anh, chị là lần sau không nên làm như vậy. Đây là quyền riêng tư của mỗi người nên mong muốn bố mẹ và anh, chị hãy tôn trọng.
d. Em giải thích cho người đó hiểu việc nghe trộm điện thoại của người khác là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Mỗi người cần tôn trọng, không tò mò, không tự ý xâm phạm sự riêng tư về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (kể cả bạn thân hay người thân trong gia đình).
e. Khi nhận được thư ai đó gửi cho bố mẹ mà bố mẹ đi vắng, em cần nhận thay và cất giữ cẩn thận, không tự ý mở ra xem. Khi bố mẹ về thì đưa lại cho bố mẹ.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân hay khác: