Sau khi li hôn, mẹ của N và M bỏ đi biệt tích, hai anh em sống cùng bố là ông B
Sau khi li hôn, mẹ của N và M bỏ đi biệt tích, hai anh em sống cùng bố là ông B. Hơn hai năm nay, ông B ốm nặng phải thường xuyên điều trị tại bệnh viện, hạ người con thay phiên nhau chăm sóc bố. Anh M có điều kiện kinh tế tốt hơn nên là chi phí nằm viện, anh N thì góp công sức, thời gian. Gần đây, việc kinh doanh củ anh M thua lỗ nên khó khăn trong chi trả viện phí, anh N thì xin được làm bảo v nên khó khăn về việc sắp xếp thời gian. Giữa hai anh em bắt đầu có khúc mắc, lãi ngày phát sinh thành mâu thuẫn. Có nhiều lần cãi nhau gay gắt, đòi chia đội trách nhiệm chăm bố trong khi ông B vẫn nằm một mình trong bệnh viện mà không a người con nào vào chăm.
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình - Cánh diều
Bài 12 trang 68 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Sau khi li hôn, mẹ của N và M bỏ đi biệt tích, hai anh em sống cùng bố là ông B. Hơn hai năm nay, ông B ốm nặng phải thường xuyên điều trị tại bệnh viện, hạ người con thay phiên nhau chăm sóc bố. Anh M có điều kiện kinh tế tốt hơn nên là chi phí nằm viện, anh N thì góp công sức, thời gian. Gần đây, việc kinh doanh củ anh M thua lỗ nên khó khăn trong chi trả viện phí, anh N thì xin được làm bảo v nên khó khăn về việc sắp xếp thời gian. Giữa hai anh em bắt đầu có khúc mắc, lãi ngày phát sinh thành mâu thuẫn. Có nhiều lần cãi nhau gay gắt, đòi chia đội trách nhiệm chăm bố trong khi ông B vẫn nằm một mình trong bệnh viện mà không a người con nào vào chăm.
a) Em có nhận xét gì về hành vi của anh N và anh M?
b) Nếu là cháu của ông B, em sẽ làm như thế nào? Giải thích vì sao.
Lời giải:
a) Anh N và anh M đã chia sẻ trách nhiệm chăm sóc bố khi ông ốm nặng nằm viện, người trông nom chăm sóc bố, người chi trả viện phí là hành động đúng pháp luật. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn, cả 2 hai đã đặt lợi ích của cá nhân mình lên trên, hai người mâu thuẫn với nhau và bỏ bê trách nhiệm đối với bố, đây là hành vi vi phạm khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.
b) Hành động của em:
- Liên lạc và hòa giải:
Gọi điện hoặc gặp mặt trực tiếp cả anh N và anh M để tìm hiểu kỹ vấn đề và lý do mâu thuẫn; Khuyên anh N và anh M tạm gác lại mâu thuẫn cá nhân và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề.
- Đề xuất giải pháp chia sẻ công việc:
Lên lịch cụ thể để chia đều trách nhiệm chăm sóc ông B, phân công công việc rõ ràng giữa anh N và anh M, ví dụ, anh M chịu trách nhiệm chi phí trong khả năng của mình, còn anh N có thể điều chỉnh thời gian để chăm sóc bố theo ca.
- Tìm sự giúp đỡ từ người thân:
Kêu gọi sự hỗ trợ từ các thành viên khác trong gia đình nếu có thể, để san sẻ công việc và giảm bớt gánh nặng cho anh N và anh M.
- Tìm kiếm hỗ trợ xã hội:
Tìm hiểu và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà hoặc dịch vụ hỗ trợ từ cộng đồng, nếu có, để giúp chăm sóc ông B khi hai anh em không thể sắp xếp được thời gian.
- Chăm sóc ông B:
Dành thời gian chăm sóc ông B nếu có thể, đặc biệt trong thời gian hai anh em còn đang giải quyết mâu thuẫn.
Giải thích vì sao:
- Đảm bảo quyền lợi của ông B: Quan trọng nhất là phải đảm bảo ông B được chăm sóc đầy đủ, không để ông bị bỏ rơi trong bệnh viện.
- Duy trì hòa khí gia đình: Hòa giải mâu thuẫn giúp gia đình không bị rạn nứt, tạo môi trường yêu thương và đoàn kết.
- Chia sẻ trách nhiệm: Việc phân chia công việc hợp lý sẽ giúp cả hai anh em không bị quá tải và giảm bớt căng thẳng.
- Tạo sự hỗ trợ lẫn nhau: Khi cả gia đình cùng chung tay giúp đỡ, mọi người sẽ cảm thấy gắn bó hơn và có động lực vượt qua khó khăn
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình hay khác: