Nước B và nước C là hai nước láng giềng, từ lâu có quan hệ thân thiết với nhau
Nước B và nước C là hai nước láng giềng, từ lâu có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng năm qua, lợi dụng tình hình giá xăng dầu tăng cao và khan hiếm ở một số nơi trên thế giới, một số tàu buôn tư nhân của nước C đã vận chuyển, buôn bán xăng dầu trên một số vùng biển thuộc lãnh hải của nước B. Lực lượng biên phỏng của nước B tuần tra, kiểm soát đã bắt giữ các tàu thuyền buôn lậu của nước ngoài và thực hiện xử lí vi phạm hành chính theo pháp luật nước mình. Nước C phản đối và cho rằng nước B không có thẩm quyền xử lí vi phạm đối với các tàu thuyền buôn lậu xăng dầu của nước C trong lãnh hải của nước B.
Giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế - Cánh diều
Bài 14 trang 103 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Nước B và nước C là hai nước láng giềng, từ lâu có quan hệ thân thiết với nhau. Nhưng năm qua, lợi dụng tình hình giá xăng dầu tăng cao và khan hiếm ở một số nơi trên thế giới, một số tàu buôn tư nhân của nước C đã vận chuyển, buôn bán xăng dầu trên một số vùng biển thuộc lãnh hải của nước B. Lực lượng biên phỏng của nước B tuần tra, kiểm soát đã bắt giữ các tàu thuyền buôn lậu của nước ngoài và thực hiện xử lí vi phạm hành chính theo pháp luật nước mình. Nước C phản đối và cho rằng nước B không có thẩm quyền xử lí vi phạm đối với các tàu thuyền buôn lậu xăng dầu của nước C trong lãnh hải của nước B.
a) Trong tình huống trên, hành vi của một số tàu thuyền nước C có vi phạm pháp luật quốc tế và pháp luật của nước B hay không?
b) Chính quyền nước B có quyền xử lí vi phạm hành chính đối với tàu thuyền vi phạm của nước B hay không? Giải thích vì sao.
Lời giải:
a) Hành vi của một số tàu thuyền nước C vi phạm:
- Pháp luật quốc tế: Vi phạm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của quốc gia khác và các quy định về hoạt động kinh tế trên lãnh hải của quốc gia khác.
- Pháp luật của nước B: Vi phạm quy định về buôn lậu và sử dụng lãnh hải của nước B mà không có phép.
b) Chính quyền nước B có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với tàu thuyền vi phạm của nước C vì:
- Vi phạm xảy ra trong lãnh hải của nước B, nơi mà nước B có quyền tài phán.
- Theo pháp luật quốc tế, nước B có quyền bảo vệ chủ quyền và thực thi pháp luật trên lãnh thổ của mình.
Lời giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 12 Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế hay khác:
Bài 2 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Em hãy nhận xét về các ý kiến dưới đây....
Bài 3 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 12: Lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái Đất, bao gồm....