Hãy mô tả mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng) và các mô chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh
Giải SBT Lịch sử 10 Bài 10: Văn minh tây âu thời phục hưng
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Bài tập 3 trang 101 SBT Lịch sử 10 trong Bài 16: Văn minh Chăm–pa sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải ngắn gọn nhưng đủ ý hy vọng sẽ giúp các học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 10.
Bài tập 3 trang 101 SBT Lịch sử 10: Hãy mô tả mộ thuyền Việt Khê (Hải Phòng) và các mô chum thuộc văn hoá Sa Huỳnh. Từ các hình thức mai táng này, hãy cho biết quan niệm về sự sống và cái chết của người Việt cổ và người Chăm có điểm giống và khác nhau như thế nào.
Lời giải:
STT |
Di vật |
Mô tả |
1 |
Mộ thuyển Việt Khê |
- Kích thước: Dài: 476 cm; Rộng: 77 cm; Dày: 60 cm; Sâu: 39 cm; Cao cả nắp: 60 cm. - Đây là loại quan tài bằng thân cây khoét rỗng. Hai đầu quan tài được bịt kín bằng hai mảnh ván hình bán nguyệt. - Bên trong chứa 107 đồ tùy táng gồm: công cụ lao động và vũ khí chiến đầu; đồ dùng sinh hoạt; nhạc khí… |
2 |
Mộ Chum Sa Huỳnh |
- Chum mai táng thường có kích thước lớn bao gồm: chum có thân hình trứng với nắp đậy hình lồng bàn úp, chum hình cầu vai gẫy và chum có thân hình trụ đứng có nắp đậy hình nón cụt. - Trong chum chứa chủ yếu là đồ tùy táng, gồm: đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, vũ khí và đồ trang sức. |
- Giống nhau:
+ Thân xác con người cuối cùng trở thành tro bụi nhưng linh hồn thì bất tử, sau khi lìa khỏi thân xác sẽ tiếp tục cuộc sống ở một thế giới khác.
+ Chết là sự chấm dứt cuộc sống ở thế giới bên này và bắt đầu cuộc sống ở thế giới bên kia, nghĩa là người chết vẫn phải lao động, sinh hoạt và chiến đấu.
- Khác nhau:
+ Quan niệm của người Việt cổ: chiếc thuyền (quan tài) là phương tiện chở linh hồn người chết về cõi vĩnh hằng
+ Quan niệm của người Chăm: “con người sinh ra từ bụng mẹ đến khi chết đi rồi vẫn về với bụng mẹ”. Chum gốm – tượng trưng chi bụng mẹ, di cốt vó ngồi trong chum – tượng trưng cho sự tái sinh.