Kết hợp với kiến thức đã học, phân tích tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp
Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.
Giải SBT Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản
Câu 10 trang 6 SBT Lịch Sử 11: Quan sát các hình 2, 3 và trả lời câu hỏi.
b) Kết hợp với kiến thức đã học, phân tích tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp.
Lời giải:
Tiền đề chính trị, xã hội của Cách mạng tư sản Pháp
- Chính trị: đến cuối thế kỉ XVIII, nước Pháp vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lui XVI. Vua có quyền lực tuyệt đối.
- Xã hội:
+ Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
▪ Tăng lữ và Quý tộc chỉ chiếm khoảng gần 2 % dân số nhưng nắm toàn bộ chức vụ quan trọng trong Giáo hội và bộ máy chính quyền.
▪ Đẳng cấp thứ ba bao gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như tư sản, nông dân, bình dân thành thị.... Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu nhưng không có quyền lợi chính trị.
+ Mâu thuẫn giữa tư sản và các tầng lớp nhân dân Pháp với tăng lữ, quý tộc ngày càng gay gắt.
Lời giải SBT Lịch Sử 11 Bài 1: Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản hay khác:
Câu 1 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là ....
Câu 2 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là ....
Câu 4 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là ....
Câu 5 trang 4 SBT Lịch Sử 11: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ ....
Câu 6 trang 5 SBT Lịch Sử 11: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là ....