Theo em, Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất gây hậu quả thế nào
Đọc và khai thác các tư liệu sau:
Giải SBT Lịch Sử 8 Kết nối tri thức Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884
Bài tập 2 trang 81 SBT Lịch Sử 8: Đọc và khai thác các tư liệu sau:
Tư liệu 1. Hiệp ước Nhâm Tuất thừa nhận việc cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc),... Pháp sẽ “trả lại” tỉnh Vĩnh Long khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng chống Pháp.
(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 26)
Tư liệu 2. Với Hiệp ước Giáp Tuất, tuy phải trả lại Hà Nội nhưng Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự khắp các nơi quan trọng ở Bắc Kì. Hiệp ước năm 1874 báo trước thực dân Pháp nhất định quay trở lại chiếm hằn Hà Nội khi có thời cơ tới.
(Theo Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II, Sđd, tr. 44)
Câu 2.2 trang 81 SBT Lịch Sử 8: Theo em, Hiệp ước Nhâm Tuất và Hiệp ước Giáp Tuất gây hậu quả thế nào đối với nền độc lập của đất nước?
Lời giải:
- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất:
+ Nền độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, do nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai trị của thực dân Pháp ở 3 tỉnh Đông Nam Á và đảo Côn Lôn.
+ Kinh tế đất nước suy kiệt do nhà Nguyễn chấp nhận bồi thường 280 vạn lạng bạc cho thực dân Pháp.
+ Thực dân Pháp có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các bước xâm lược tiếp theo.
=> Như vậy, việc kí kết Hiệp ước Nhâm Tuất đã mở đầu cho quá trình hòa hoãn, đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước thực dân Pháp xâm lược; đồng thời, gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam.
- Nhận xét về hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất:
+ Các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, đặc biệt là điều khoản: nhà Nguyễn công nhận quyền cai quản của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì,… đã tiếp tục xâm phạm nghiêm trọng đến lãnh thổ, chủ quyền và quyền lợi của dân tộc Việt Nam.
+ Với Hiệp ước Giáp Tuất, thực dân Pháp tuy phải rút quân khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì, song, Pháp vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở để thực hiện các bước xâm lược về sau.
+ Việc triều đình ngày Nguyễn kí bản Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm đất dâng cho Pháp và công nhận thêm nhiều đặc quyền đặc lợi của chúng ở Việt Nam đã gây nên sự bất bình sâu sắc trong nhân dân Việt Nam. Nhiều cuộc nổi dậy chống triều đình kết hợp với chống thực dân Pháp đã bùng nổ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Tuấn và Đặng Như Mai với khẩu hiệu “Dập dìu trống đánh cờ xiêu/ Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”,...
Lời giải sách bài tập Lịch Sử 8 Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 hay khác:
Câu 1.2 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam vào thời gian nào? ....
Câu 1.6 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì vào thời gian nào? ....
Câu 1.10 trang 76 SBT Lịch Sử 8: Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Triều đình nhà Nguyễn đã ....
Câu 1.1 trang 80 SBT Lịch Sử 8: Ở Đà Nẵng và Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1874 ....
Câu 1.2 trang 80 SBT Lịch Sử 8: Ở Bắc Kì từ năm 1873 đến năm 1874 ....
Câu 1.3 trang 80 SBT Lịch Sử 8: Ở Bắc Kì từ năm 1882 đến năm 1884 ....
Câu 3.1 trang 82 SBT Lịch Sử 8: Nêu nhận xét về quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ....
Câu 3.2 trang 82 SBT Lịch Sử 8: Nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của nhân dân ta ....