SBT Ngữ văn 10 Bài 9: Nói và nghe trang 63 - Chân trời sáng tạo
Haylamdo sưu tầm và biên soạn lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Bài 9: Nói và nghe trang 63 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 10.
Giải SBT Ngữ văn 10 Bài 9: Nói và nghe trang 63 - Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 63 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Đọc đề bài dưới đây:
Đề bài: Nhằm chào mừng Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên trường bạn tổ chức cuộc thi thuyết tình “Học sinh và vấn đề bảo vệ môi trường trong nhà trường” với yêu cầu bài thuyết trình có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Bạn hãy:
a. Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian thuyết trình. Có thể lựa chọn một trong những vấn đề sau:
(1) Biện pháp phòng, chống rác thải nhựa trong trường học.
(2) Làm thế nào để tái chế rác thải hữu cơ?
(3) Dự án cải tạo cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp.
b. Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về vấn đề đã chọn.
c. Tự luyện tập và trình bày bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị. Sau đó, sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng thuyết trình thông qua phần luyện tập.
d. Lập danh sách các câu hỏi và những phản hồi mà bạn dự kiến người nghe sẽ đưa ra để chuẩn bị nội dung trao đổi.
Trả lời:
a. Gợi ý lựa chọn vấn đề (1)
- Đề tài thuyết trình: Biện pháp phòng, chống rác thải nhựa trong nhà trường.
- Mục đích nói: thuyết phục người nghe đồng tình, ủng hộ với các giải pháp mà bản thân nêu ra để phòng, chống rác nhựa trong nhà trường.
- Người nghe: ban giám khảo cuộc thi thuyết trình, thầy cô, bạn bè, …
- Không gian thuyết trình: hội trường hoặc sân trường.
- Thời gian thuyết trình: tùy theo quy định của cuộc thi.
b. Tìm ý và lập dàn ý
để thu thập thông tin về vấn đề đã chọn, bạn cần vận dụng những hiểu biết, trải nghiệm của bạn về các biện pháp phòng, chống rác thải nhựa. Bạn có thể tìm ý bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:
- Tôi đã biết những biện pháp phòng, chống rác thải nhựa nào?
- Mỗi biện pháp khi đưa vào thực tế bộc lộ những ưu và nhược điểm gì?
- Hiện nay, biện pháp nào là hiệu quả nhất khi áp dụng vào trường học?
- Tôi có cách nào cải tiến những biện pháp đã có không?
- Thực trạng rác thải nhựa ở trường tôi hiện nay như thế nào? Tôi nên đề xuất biện pháp nào để phù hợp với thực trạng?
Ngoài ra, bạn cũng có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác như: sách, báo, các bài viết và dự án bảo vệ môi trường đã được đăng tải trên Internet; phỏng vấn những cá nhân, tổ chức đã thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống rác thải nhựa, … Bạn cũng có thể tham khảo những đoạn video clip của Việt Nam và nước ngoài về những giải pháp phòng, chống rác thải nhựa đã và đang thực hiện để học hỏi kinh nghiệm.
Sau khi tìm ý, bạn cần lập dàn ý. Việc phác thảo dàn ý chi tiết có thể dựa vào một số câu hỏi sau:
- Biện pháp mà tôi đề xuất để giải quyết vấn đề phòng, chống rác thải nhựa trong nhà trường là gì?/ Tôi đưa ra những biện pháp nào để phòng, chống rác thải nhựa trong nhà trường?
- Những lí lẽ nào cần có để làm rõ cho những biện pháp mà tôi đề xuất?
- Những bằng chứng nào sẽ củng cố cho quan điểm của tôi?
- Có thể có những quan điểm nào trái ngược với quan điểm của tôi? Tôi cần trao đổi lại như thế nào?
- Thông điệp/ lời kêu gọi hành động chính mà tôi muốn gửi đến người nghe qua bài thuyết trình là gì?
Bạn có thể lập dàn ý bằng cách điền vào bảng sau:
1. Mở đầu - Giới thiệu vấn đề thuyết trình: ……………………………………. - Cung cấp kiến thức nền hoặc những thông tin giả thiết cần thiết về vấn đề: ………………………………………………………………………. - Chỉ ra những biện pháp phòng, chống rác thải nhựa trong trường học: ……………………………………………………………………. ……………………………………………………………………, | |
2. Nội dung chính | |
- Biện pháp thứ nhất: ……………… |
- Lí lẽ và bằng chứng: …………….. |
- Biện pháp thứ hai: ……………… |
- Lí lẽ và bằng chứng: …………….. |
- Biện pháp thứ ba: ……………… |
- Lí lẽ và bằng chứng: …………….. |
- Những ý kiến phản bác người nghe có thể nêu: ……………………………………….. |
- Cách trao đổi lại: …………………………………… |
3. Kết thúc - Tóm tắt lại các giải pháp phòng, chống rác thải nhựa trong nhà trường đã trình bày. - Đưa ra lời kêu gọi hành động. |
c. Xem lại phần hướng dẫn trình bày bài nói và sử dụng bảng kiểm (bài 9) để tự đánh giá kĩ năng thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ.
Khi luyện tập, cần chú ý:
- Lựa chọn sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để tăng hiệu quả biểu đạt như: hình ảnh, sơ đồ, đoạn clip, … để minh họa cho các biện pháp đã đề xuất.
- Chuẩn bị trước những câu chào hỏi và cảm ơn sau khi thuyết trình.
- Luyện tập trả lời trôi chảy một số vấn đề mà người nghe có thể nêu ra.
d. Nếu bạn chọn vấn đề (1), người nghe có thể nêu những câu hỏi sau:
- Vì sao bạn cho rằng các biện pháp mà mình đưa ra có tính hiệu quả và khả thi?
- Để các biện pháp có thể áp dụng hiệu quả tại nhà trường, theo bạn, cần có những nguồn lực hỗ trợ nào?
- Bạn sẽ làm gì để hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp phòng, chống rác thải nhựa này tại nhà trường?
- Theo bạn, nếu các biện pháp được thực hiện hiệu quả thì sẽ mang lại lợi ích gì cho môi trường của nhà trường?
Bạn nên lưu ý những điều sau về việc trả lời câu hỏi của người nghe:
- Bạn cần phác thảo câu trả lời ngắn gọn nhưng cụ thể cho các câu hỏi liên quan đến bài thuyết trình của mình.
- Về nội dung các câu trả lời, bạn lưu ý cần phân loại câu hỏi để có phương án trả lời sao cho phù hợp.
+ Đối với những câu hỏi về những gì bạn đã trình bày, bạn chỉ cần nhắc lại ngắn gọn nội dung và nhấn mạnh thêm những gì quan trọng.
+ Đối với những câu hỏi hơi xa vấn đề, bạn nên trả lời ngắn gọn, lịch sự, nhiệt thành. Bạn có thể chọn một khía cạnh của câu hỏi có liên quan trực tiếp đến vấn đề để trả lời nhằm thảo mãn phần nào băn khoăn của người hỏi.