Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm
Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm với việc lựa chọn lối rẽ của mình? Những dấu hiệu, chi tiết nào trong bài thơ có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi này?
Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm
Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: Phải chăng sau nhiều lưỡng lự, suy tính, nhân vật trữ tình đã hoàn toàn yên tâm với việc lựa chọn lối rẽ của mình? Những dấu hiệu, chi tiết nào trong bài thơ có thể giúp bạn giải đáp được câu hỏi này?
Trả lời:
Qua hồi lâu lưỡng lự, việc chọn đi theo lối rẽ sau (theo thứ tự trần thuật) không khiến nhân vật trữ tình hoàn toàn yên tâm. Nhiều dấu hiệu, chi tiết trong hai khổ cuối của bài thơ nói lên điều này:
- “Tôi” vẫn muốn một ngày nào đó được đi trên con đường đã không chọn lúc ban đầu.
- “Tôi” sợ không có điều kiện thực hiện cuộc lựa chọn lần hai, một khi lựa chọn ban đầu có thể đẩy đời người vào một thứ mê cung phức tạp, rắc rối.
- “Tôi” không ngăn được tiếng “thở dài? vì bên trong dường như có chút tiếc nuối. Điều đó ngầm cho biết con đường đã chọn không hoàn toàn đưa đến sự thoả mãn (nếu thoả mãn, chắc “tôi” sẽ không nhớ lại sự lựa chọn ban đầu với nhiều ưu tư đến vậy).
- “Tôi” nhắc đến sự “khác biệt” của đời mình không phải với cảm xúc tự hào, hãnh diện. Từ “khác biệt” ở đây chỉ tổng thể những nông nỗi, sự kiện, sự cố đã xảy ra trong đời, cái làm nên số phận không giống ai của “tôi”