Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần


Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần, lẫm liệt, khoan dung, chí công.

Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ văn lớp 10 Tập 1: Giải thích ý nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: cư sĩ, trung thuần, lẫm liệt, khoan dung, chí công.

Trả lời:

Từ

nghĩa

Đặt câu

Cư sĩ

Người trí thức thời phong kiến đi ở ẩn hoặc người theo đạo Phật tu tại gia

Nhà thơ Bạch Cư Dị là một cư sĩ đời Đường

Trung thuần

Ngay thẳng, trong sạch, hết lòng vì bổn phận

Viên quan ấy một đời trung thuần nên nhân dân rất yêu mến.

Lẫm liệt

Nghiêm trang, oai phong khiến người khác kính sợ

Tráng sĩ bước lên mình ngựa, dáng vẻ oai phong, lẫm liệt.

Khoan dung

Rộng lượng, tha thứ cho người dưới mắc lỗi lầm

Khaon dung, độ lượng đó là đức tính cần có ở mỗi người.

Chí công

Hết sức công bằng không chút thiên vị

Anh ấy là một vị thẩm phán chí công, vô tư.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: