So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới


So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.

So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 10 Tập 2: So sánh, nêu nhận xét về hình tượng thiên nhiên trong hai bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 và Bạch Đằng hải khẩu.

Trả lời:

Bảo kính cảnh giới, bài 43

Bạch Đằng hải khẩu

-Thiên nhiên gần gũi, bình dị có sự chuyển động và giao thoa giữa con người với tự nhiên.

- Tác giả đã sử dụng những động từ mạnh: "đùn đùn", "trương", "phun" gợi nên sự tràn đầy và sức sống từ nội tại đang ứa căng và không kìm lại được và phải bộc phát ra bên ngoài.

- Bức tranh mùa hè được bổ sung thêm những nét vẽ về cuộc sống của con người với thanh âm của "lao xao" của chợ cá tại một làng chài ven sông cùng tiếng dắng dỏi của cầm ve

⇒ Hình tượng thiên nhiên gần gũi, bình dị.

- Không gian, sông rộng, cửa biển mở ra bát ngát, gió biển lùa vào cửa sông, sóng lớn.

- Thiên nhiên hùng vĩ, hình tượng to lớn.

- Những hình ảnh ẩn dụ “Kình ngạc băm vằm” vừa miêu tả được cảnh núi non hiểm trở vừa gợi lại những chiến tích chống xâm lăng của cha ông xưa.

- Hình ảnh thơ mạnh mẽ, dữ dội “Kình ngạc băm vằm non mấy khúc/ Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.”

⇒ Hình tượng thiên nhiên hùng vĩ, hiểm trở

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: