Hãy tóm tắt nội dung của văn bản (trích) trên. Qua đó, phân tích sự kết hợp giữa yếu tố
Hãy tóm tắt nội dung của văn bản (trích) trên. Qua đó, phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
Hãy tóm tắt nội dung của văn bản (trích) trên. Qua đó, phân tích sự kết hợp giữa yếu tố
Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy tóm tắt nội dung của văn bản (trích) trên. Qua đó, phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
Trả lời:
- Tóm tắt nội dung của đoạn trích: Tình yêu mùa xuân của con người nói chung và nỗi nhớ mùa xuân miền Bắc của tác giả. Tác giả không chỉ nhớ cảnh sắc thiên nhiên mà còn nhớ không khí mùa xuân, nhớ hương vị ngày Tết cổ truyền. - Từ đó, càng thấy yêu hơn sự sống, gia đình.
- Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình:
+ Đoạn trích được mở ra bằng cảm xúc mê luyến mùa xuân của con người. Diễn tiến của đoạn trích tiếp tục được phát triển, vươn ra theo mạch trữ tình. Chuỗi nhớ da diết, êm đềm lần lượt hiện ra gắn với những hình ảnh, tình tiết cụ thể. Đó là nỗi nhớ mùa xuân miền Bắc với tiết trời “lành lạnh”, “mưa riêu riêu”, “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”, “tiếng trống chèo”,...; nỗi nhớ sức xuân căng tràn trong mạch máu, khiến con người ta tưởng như có thể “phát điên,...; nỗi nhớ không khí gia đình những ngày Tết và sau Tết, từ việc thờ cúng tổ tiên đến những món ăn thân thuộc ngày thường.
+ Sự việc, tình tiết được trình bày bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức biểu cảm, luôn có sự kết hợp giữa thuật việc và trữ tình, đặc biệt là cách sử dụng câu hỏi tu từ tăng thêm sức gợi:
● Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
● Ới ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đổi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Đọc hay khác:
- Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phát biểu nào dưới đây không phải là đặc điểm của thể loại tuỳ bút?
- Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phát biểu nào dưới đây không phải là đặc điểm của thể loại tản văn
- Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nối đặc điểm của ngôn ngữ văn học ở cột A với nội dung giải thích tương ứng ở cột B cho phù hợp.
- Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu phía dưới:
- Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), bạn cảm nhận như thế nào về mối quan hệ giữa sông Hương với thành phố Huế? Chỉ ra một số hình ảnh, chi tiết mà bạn cho là độc đáo để làm rõ điều đó.
- Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn của văn bản Cõi lá (Đỗ Phấn)? Bạn tâm đắc điều gì sau khi đọc xong văn bản này?
- Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cảm hứng chủ đạo của văn bản (trích) trên là gì. Cảm hứng chủ đạo đã làm nền linh hồn, sức hấp dẫn của văn bản như thế nào?
- Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được dùng trong văn bản.
- Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Từ nỗi nhớ mùa xuân ở quê hương miền Bắc, tác giả đã làm nổi bật những nét đẹp của văn hoá cổ truyền. Bạn hãy nêu một vài dẫn chứng.
- Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt (trích) có tác động như thế nào đến người đọc? Do đâu mà có tác động đó?